Hỏi đáp Phần con và phần người?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 28 Tháng mười hai 2020.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba?

    Để kết thúc cho một năm 2020 thật hoành tráng, mình xin phép được gửi đến các bạn một câu hỏi cũng hoành tráng không kém nhé

    Phần con và phần người - tuy hai mà một - lại đang tồn tại trong một cá thể hoàn hảo là chúng ta đây. Ấy nhưng mà, khi chúng ta sống thì chỉ có 1 phần được thể hiện ra bên ngoài, còn một phần lại bị ẩn khuất đi. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến chúng ta trở thành loài động vật cấp cao bậc nhất. Với việc có cả hai phần cùng tồn tại như vậy thì câu hỏi mình muốn gửi đến các bạn chính là.

    Theo bạn, khi nào nên sống phần con và khi nào nên sống phần người trong con người?

    Có khó quá cho các bạn không? Nếu các bạn cảm thấy khó thì hãy cùng nhau thảo luận và tự tìm cho mình câu trả lời thích hợp nhé

    Chúc các bạn thành công

    P. S các bạn đừng quên like và đánh giá 5 sao cho game cũng như câu hỏi
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng sáu 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. hoan0701

    Bài viết:
    18
    Đối với em, việc sống phần con hay phần người sẽ hơi có chút không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, mà em sẽ nghe trái tim của bản thân. Em có một người bạn, cô ấy dựa vào hoàn cảnh xung quanh mà lựa chọn sống phần con hay phần người. Tuy nhiên, hoàn cảnh xung quanh cô ấy liên tục thay đổi làm cô ấy chưa kịp thích nghi để xem bản thân nên sống phần con hay người. Vì thế có đôi lúc cô ấy cảm thấy khá không ổn với chính cơ thể của cô ấy. Phần con và phần người trong cô ấy vì hoàn cảnh gia đình xã hội thay đổi liên lục mà đảo loạn. Ngày em gặp lại cô ấy, cô ấy gần như bị trầm cảm nặng. Cô ấy sau khi uống thuốc đã bảo với em, lúc phần người làm chủ cơ thể cô ấy, cô ấy sẽ tự an ủi mình sẽ ổn nhưng rồi khi phần con làm chủ sẽ luôn nghĩ mọi cách để tự sát.

    Nên đôi khi em nghĩ nếu sống mà dựa vào hoàn cảnh xung quanh thì có đôi khi sẽ dễ dàng bị đảo loạn, em thích nghe theo trái tim của bản thân để xem việc đó nên dùng phần con hay phần người. Có đôi khi không biết nên dùng phần con hay phần người để xử lý việc đó, em sẽ nghĩ tới việc trốn tránh nhưng chỉ là một lúc, đợi khi nghĩ ra thì sẽ tiếp tục đối mặt. Đó là câu trả lời của em ạ.
     
  4. Hương sad

    Bài viết:
    234
    Như mình học tâm lý học thì thực ra chẳng có khái niệm nào là phần con hay phần người cả. Đó là ý thức và bản năng. Bản năng có thể hiểu nôm na là những gì ẩn sâu trong chính bản thân của mỗi chúng ta, đã là con người thì chả có ai là không có ham muốn riêng hết, ví dụ khao khát được sống, được ăn, được tôn trọng hay kể cả chuyện tình cảm, tình dục.. nhưng nếu một con người cứ mãi hành động theo bản năng, để cái ấy tự do quậy phá thì hỏng hết. Bởi vậy mới cần ý thức chen vào, điều chỉnh và kiềm chế đi những bản năng không đúng đắn. Ý thức chính là lương tâm và đạo đức, được con người nuôi dưỡng qua giáo dục. Nếu con người chúng ta chỉ biết thỏa mãn nhu cầu cá nhân, chạy theo cái gọi là bản năng thì xã hội sẽ ngày càng đi xuống và bị đẩy lùi. Chính vì vậy, ý thức là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nhưng cũng không thể loại bỏ sự tồn tại của bản năng. Vì sao ư?

    Vì nếu ham muốn của bản thân không được đáp ứng, con người sẽ rơi vào căng thẳng, rối loạn khi phải kiểm duyệt mình quá nhiều. Luôn luôn đặt nặng ý thức mà đẩy xa đi nhu cầu của chính mình, điều đó cũng khiến chính bản thân mình gặp những tổn thương không mong muốn. Và đôi lúc bạn sẽ bị mắc kẹt giữa bản năng và ý thức. Vậy chúng ta phải làm như thế nào?

    Chúng ta cần dung hòa cả hai, không thể thiếu cái này và cũng không thể quá đề cao cái kia. Nói tóm lại, chúng ta là con người bằng da bằng thịt chứ không phải là thần thánh cao siêu gì nên không thể lúc nào cũng sống chuẩn mực, quá quy tắc và lúc nào cũng phải đúng mà không được phạm bất kì sai lầm nào. Và chuyện bản năng và ý thức đánh nhau là chuyện quá đỗi bình thường, quan trọng là rơi vào trường hợp ấy bạn sẽ chọn cái nào. Không phải lúc nào ý thức cũng thành chiến thắng và ngược lại, có nghĩa là đôi lúc ý thức sẽ phải gục ngã trước cái gọi là bản năng, dù bạn tử tế đến mức nào thì điều đó cũng không ngoại lệ đâu.

    Suy ra, phần con mà bạn đang nhắc đến chính là bản năng còn phần người chính là ý thức. Ông cha ta có câu đói là phải ăn, khát là phải uống.. nên đừng thi vị hóa cuộc sống, đừng đặt bản năng và ý thức lên bàn cân mà đo lường, nên để hai cái đó cùng song hành trên đường đua và chờ xem cái nào sẽ chinh phục được chính bạn nha.
     
  5. -Jenny-

    Bài viết:
    405
    Thật sự để phân tích khi nào mình sống "phần con" khi nào mình sống "phần người" những khái niệm nó khá trù tượng.

    Nhưng theo em nghĩ, khi sống "phần con" đó là sống theo bản năng. Có thể nó sẽ hướng một chút về lý trí, và một phần nhỏ về tình cảm. "Phần con" của chúng ta như một loài động vật, nó sống chủ yếu là nhờ vào bản năng: Bản năng làm mẹ, bản năng sinh tồn.. vv.. Nhưng chúng lại có rất ít cái gọi là "tình cảm".

    Còn khi sống "phần người", chúng ta có cái gọi là "tình cảm", thứ gọi là "cảm xúc". Sẽ biết khóc khi buồn, sẽ biết cười khi vui, hoặc len lén giấu vào trong lòng.

    Chúng ta khác với loài động vật sống theo bản năng!

    Đôi lúc cảm xúc sẽ chi phối lý trí, và nếu một người chỉ sống "phần con", họ có thể là một người sống "vô cảm", không quan tâm mọi người xung quanh. Và nếu chỉ sống "phần người" họ hay bị tình cảm, cảm xúc trói buộc, bản năng của họ dần mất đi. Gặp khó khăn, họ mau nản chí dần rơi vào lo âu.

    Để gọi là một con người hoàn thiện phải có cả "phần con" và "phần người", đôi lúc sẽ sống theo lý trí, đôi lúc sẽ sống theo cảm xúc, nhưng bạn nhận ra rằng hai thứ ấy không tách rời, mà nó "hòa quyện" vào nhau, tạo nên một cá thể hoàn chỉnh. Dám đương đầu khó khăn, biết yêu thương mọi người.
     
  6. Hạ Như

    Bài viết:
    8
    Thực ra phần Con và Người chỉ là Bản năng và Lý trí mà thôi.

    Nếu mình làm theo bản năng nhiều, thì phần con chiếm hữu mất rồi. Điều này thích hợp khi bạn sống trong quần cư động vật: Săn bắt, tình dục, sự tham ăn tham uống..

    Nếu lý trí nhiều, bạn là người trí tuệ. Ở đây không nói là học thức ở trình độ nào, mà là nhận thức: Đạo đức, sự lễ nghi, sự phán đoán, nhận định đúng sai.. Trí tuệ (lý trí) giúp ta phân định đúng sai, lựa chọn cái tốt nhất cho bản thân.

    Cho nên:

    - Khi sống trong xã hội, làm việc, học tập: Lý trí phải chiếm lĩnh chủ đạo, và phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

    - Trong cuộc sống riêng tư, ví dụ như tình cảm đã xác định (gia đình, người yêu đã xác định), ta có thể để bản năng nhiều hơn chút, giống như thương ba mẹ hãy tỏ ra mình thương, quan tâm ba mẹ; vui hãy nói vui, yêu hay ghét hãy nói yêu, ghét theo bản năng mình cảm thấy. Lúc này, đừng có quá lý trí làm cho cuộc sống cá nhân khô khan, thấy ghét mà bảo yêu, thì cuối cùng chỉ khổ thân thôi, còn lỡ nhà nuôi sư tử, nói thiệt quá bị đánh thì lúc này phải vặn bóng đèn EQ, IQ trong não cao lên mà chạy, né.

    - Còn 1 trường hợp đặc biệt, đó là giác quan thứ 6, hay còn gọi bản năng dã thú. Cái này thì có 1 số người sẽ cảm nhận và biết được nguy hiểm sẽ đến trong 1 khoảng thời gian gần. Cái này sẽ không còn là lý trí nữa, mà thuộc về bản năng trời sinh.

    Tóm lại. Phần Con và Người, hay Bản năng và Lý trí sẽ do mỗi người chúng ta tự điều khiển theo như cá nhân họ muốn. Và họ thay đổi theo tùy trường hợp. Nhưng chúng ta sống trong xã hội, thì hãy để cho Lý trí nhiều hơn bản năng, tốt cho mình và người xung quanh, nếu không, lúc đó chúng ta không còn được tôn trọng, và những gì chúng ta đã học tập, tích lũy từ khi có trí khôn đến giờ bỏ sông bỏ biển hết.
     
  7. Sắc Hương Hoa

    Bài viết:
    92
    Phải cố gắng cả phần đời còn lại để sống phần người! Haha! Không có cái kiểu lưng chừng hạnh phúc đấy đâu!

    Phần con chính là sự yếu hèn, tội lỗi của con người!

    Phần người là bản tính thiện lương có sẵn bởi con người giống hình ảnh Thiên Chúa! Tinh tuyền, thánh thiện!

    Con người phạm tội nên phải chịu đau khổ và phải chết! Đây là hình phạt của Thiên Chúa!

    Tuy nhiên, Chúa Giê-su sẽ chữa lành và cứu vớt những người muốn hoán cải và quay đầu lại là bờ!

    Tất cả con người đều tội lỗi, chẳng có ai là trong sạch đâu! Chẳng có một ai hết! Nobody! Vì vậy, phải thay đổi từ từ, dần dần, lấy tâm trí và hành động để cố gắng, nỗ lực từng giờ, từng phút, từng giây; từng ngày, từng tháng, từng năm của phần đời ngắn ngủi còn lại!

    Chúa có thể gọi bạn về ngay lúc nữa đấy! Canh gác và tỉnh thức!

    Chúc lành.
     
  8. Giotsau

    Bài viết:
    3
    Trong mỗi người luôn tồn tại hai mặt thiện ác, đó là quy luật. Hai mặt này tương ứng với phần con và phần người. Nó là hai mặt của một vấn đề ứng với quy luật âm dương, như ngày và đêm, yêu và ghét, đẹp và xấu, lớn và nhỏ, nóng và lạnh.. Thiện - ác luôn tồn tại song song, thiện tiêu thì ác trưởng và ngược lại, không có trạng thái thiện hoàn toàn hoặc ác hoàn toàn. Mỗi thái cực hiện hữu, có mặt trọn vẹn trong thái cực còn lại. Sâu bên trong một tên khủng bố máu lạnh vẫn còn sót lại chút tính người, sâu bên trong một thánh nhân vẫn tồn tại một con quỷ đang say ngủ.

    Tính ác của con người đã được luận bàn bởi rất nhiều triết gia từ đông tây kim cổ. Với phương Tây, Sigmund Freud, trong cuốn "Nền văn minh và sự bất mãn của nó", đã mô tả con người xã hội bằng một câu ngắn gọn: "Người đối với người là lang sói" . Có nghĩa là nếu trung thực với bản thân và với lịch sử, ta không thể phủ nhận bản tính ác trong con người. Bản tính ác đó hiện diện trong sự tàn bạo của đoàn quân thập tự chinh đánh chiếm Jerusalem, sự dã man của những trại tập trung và lò thiêu người của Đức quốc xã – nơi đã làm biến dạng nhân tính và thể xác của các tù nhân.. Freud là người đã chứng kiến thế chiến I với một loạt xung đột là hệ quả của bản tính ác trong con người như: Chiến tranh, khủng bố, chiến tranh hạt nhân, khủng hoảng bệnh dịch, khủng hoảng tội ác, suy đồi đạo đức, bất công xã hội.. Ông nhìn thấy cái ác hiện diện khắp mọi nơi, bản tính thiện tốt đẹp của con người trong nghịch cảnh dường như cũng xếp sau bản tính ác và nỗi sợ hãi bản năng. Nó là chất liệu hình thành nên tư tưởng của Freud về bản tính ác trong con người.

    Với phương Đông, Tuân Tử là người đi tiên phong trong tư tưởng: Bản tính con người vốn ác. Tuân Tử là một bậc cao nhân của Trung Hoa cổ đại với những tư tưởng rất thực tế. Trong khi các bậc cao nhân cùng thời khuyên con người hướng thiện, kiềm chế tâm dục tham lam thì Tuân Tử lại quả quyết: "Dục là tự nhiên ai cũng có, không thể bớt đi hay bỏ lại mà không hại. Hữu dục mà hợp đạo cũng không hại, khử dục mà trái đạo cũng vô ích" . Dục đó chính là ham muốn, là bản tính ác của con người. Tuân Tử đã đưa ra tư tưởng rất hiện đại: Thừa nhận tính ác của con người trong khi mọi người né tránh, chối bỏ. Ham muốn nếu hợp đạo thì không hại, còn cố loại bỏ nó nhưng trái với đạo lý thì loại bỏ cũng vô ích. Ông cũng cho rằng: Bản tính của con người là ác, tính thiện là do con người tạo ra qua giáo dục, lễ nghĩa, pháp quyền.

    Bản tính ác trong mỗi người được kìm hãm bởi 2 sợi dây: Sợi dây luân lý và sợi dây pháp lý. Sợi dây pháp lý là khung quy định chung cho tất cả mọi người trong một quốc gia, tổ chức. Nó mang tính áp chế, được thể hiện thông qua hệ thống luật pháp, bắt buộc mỗi người phải tuân theo và được điều chỉnh bởi các tổ chức hành pháp. Trong khi đó, sợi dây luân lý lại được xây dựng từ các giá trị đạo đức, các thang giá trị của người xưa truyền lại. Nó không bắt buộc mọi cá nhân đều phải thực hiện theo đúng những giá trị đó, mà họ được tự do lựa chọn thực hiện hay không tùy thuộc vào niềm tin và nhận thức của mỗi người. Sợi dây luân lý sẽ do tòa án lương tâm của mỗi người và dư luận xã hội điều chỉnh. Các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Phật giáo.. cũng chính là một sợi dây luân lý. Hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những đặc thù khác biệt về hình tượng tối cao và niềm tin tôn giáo thiêng liêng, đều có điểm chung là điều chỉnh các tín đồ đến lối sống hướng thiện, đề cao những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân văn, loại bỏ tính ác trong mỗi người.

    Thừa nhận một mặt tối khác đang tồn tại bên trong con người mình, một con quỷ chỉ chực chờ cơ hội thoát ra là việc không dễ dàng. Thừa nhận nó với chính mình đã khó, thừa nhận với mọi người rằng nó đang tồn tại đó lại càng khó hơn. Nhưng nó là sự thật, dù chúng ta có thừa nhận hay không thì nó vẫn luôn tồn tại. Sẽ ra sao nếu trong một tình huống nguy cấp, ta không kiểm soát được bản thân và để con quỷ bộc lộ chi phối hành vi của chính ta? Chúng ta đang sống trong giai đoạn các trào lưu văn hóa, tư tưởng phương Tây mạnh mẽ du nhập, pha trộn với các tư tưởng của phương Đông truyền thống, xuất hiện sự xung đột và đổ vỡ, gây bối rối, hoang mang về các giá trị của con người. Hoàn cảnh xã hội này đẩy chúng ta vào những tình huống đầy cám dỗ với nhiều lựa chọn hơn, lợi ích nhiều hơn nhưng trả giá cũng tương xứng. Do đó, việc kiểm soát bản tính ác trong mỗi người trở nên khó khăn gấp bội.

    Chúng ta không những không chối bỏ cái ác trong mình mà càng phải hiểu rõ nó hơn, biết rõ nó hơn để biến nó thành đòn bẩy khơi dậy bản tính thiện trong mình lớn hơn, tìm cách chung sống với chính mình và chính xã hội.
     
    Yeuemmaimai, Admin, thaihuyen992 người khác thích bài này.
  9. DiDiDoan

    Bài viết:
    7
    Tiến hóa rồi thì sóng phần người cho đúng, phần con chỉ là cái gốc, vì con người cho bằng cũng là một loại động vật đã tiến hóa. Tiến hóa rồi thì tức là mình đã move forward, thì cứ làm người, ai lại đi ngược về quá khứ để làm con, làm động vật không có khoa học, không có ngôn ngữ.. chứ.
     
    Admin, Mèo A Mao Huỳnh MaiMạnh Thăng thích bài này.
  10. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Các bạn ơi, vì bài viết này đang rất được nhiều người tìm kiếm để hiểu thông hơn về hai phần cùng tồn tại trong con người. Vậy thì nhân đây mình muốn hỏi các bạn một câu nữa, hy vọng các bạn có thể giải đáp giúp mình

    Chúng ta có thể nào bỏ đi phần con trong "con người" được không?
     
  11. Chị Thỏ Ngọc

    Bài viết:
    9
    Nhắc đến phần con với phần người, mình lại nhớ đến vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" từng được cô giáo giảng để đi thi đại học. Theo lời cô nói, phần con là những gì bản năng, thiên về thể xác, những ham muốn trần tục như thèm ăn ngon, thèm được thỏa mãn, còn phần người chính là lý trí bên trong, thứ giúp chúng ta phân định đúng sai.

    Có ngừoi sống với phần con nhiều hơn, tham lam, nhiều ham muốn mà bỏ qua những giá trị tốt đẹp về mặt tinh thần. Còn có ngừoi cứ chạy theo suy nghĩ bên trong, cho mình là thanh cao trong sạch, nhiều phần ngừoi hơn mà bỏ bê thể xác lếch thếch, gầy yếu.

    Như vậy có nghĩa là ta phải biết dung hòa cả hai phần con và phần người, không nên vì quá đề cao phần ngừoi mà quên bản thân chúng ta vốn dĩ cùng là một loài động vật (động vật bậc cao), cũng cần có những thèm muốn, khao khát xác thịt riêng để thỏa mãn bản thân. Cũng không nên sống quá bản năng, phó mặc bản thân cho phần con mà làm ngơ những giá trị đạo đức tốt đẹp (thứ giúp chúng ta thành động vật bậc cao) của phần ngừoi.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...