Phân biệt vi phạm pháp luật hành chính với vi phạm pháp luật hình sự. Cho ví dụ minh họa? - Căn cứ pháp lý: + Vi phạm pháp luật hành chính: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. + Vi phạm pháp luật hình sự: Bộ luật hình sự năm 2015. - Cơ quan có thẩm quyền xử lý: + Vi phạm pháp luật hành chính: Theo quy định của pháp luật hiện hành, được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Việc xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án chỉ được áp dụng trong phạm vi rất hẹp. + Vi phạm pháp luật hình sự: Xử lý người phạm tội được giao cho một cơ quan duy nhất là Tòa án. - Chế tài xử lý: + Vi phạm pháp luật hành chính: Xử lý bằng các chế tài hành chính như cảnh cáo, phạt tiền. + Vi phạm pháp luật hình sự: Xử lý bằng các chế tài hình sự như phạt chính, phạt bổ xung, các biện pháp khắc phục. - Đối tượng: + Vi phạm pháp luật hành chính: Không chỉ là cá nhân mà cả tổ chức, bao gồm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang.. + Vi phạm pháp luật hình sự: Cá nhân, pháp nhân thương mại. - Mức độ nguy hiểm cho xã hội: + Vi phạm pháp luật hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm và do đó các hình thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng đối với tội phạm. Như vậy, giữa tội phạm và vi phạm hành chính luôn có một ranh giới - đó chính là mức độ nguy hiểm cho xã hội. Đây có thể coi là điểm cơ bản để phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm. + Nhiều hành vi ngay từ đầu đã là tội phạm hình sự bởi mức độ nguy hiểm của nó cho xã hội là cao. Nhưng trong nhiều trường hợp, hành vi vi phạm lần đầu là vi phạm hành chính nhưng nếu tái phạm hoặc có tính chất chuyên nghiệp thì là tội phạm hoặc một hành vi vi phạm hành chính nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể chuyển hóa thành tội phạm.. Chính vì vậy mà khi xử lý các vi phạm hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền không chỉ phải xác định các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính mà còn phải xem xét xem có các yếu tố có thể làm chuyển hóa vi phạm hành chính thành tội phạm hay không. + Tội phạm chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự do Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. - Ví dụ: Vi phạm pháp luật hành chính: Sáng nay, do ngủ quên, An sợ đi muộn bị xếp mắng nên đã đi xe vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông bắt dừng xe lại lập biên bản và nộp tiền phạt. Vi phạm pháp luật hình sự: Bạn Hùng do thiếu tiền trả bạn nên đã nghe lời dụ dỗ của bạn vận chuyển chất ma túy cho bọn xã hội đen. → Ý nghĩa của việc phân biệt: - Nghiên cứu để phân biệt hành vi vi phạm hành chính và tội phạm hình sự là một trong những yêu cầu rất cần thiết trong xây dựng và ban hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và Bộ luật xử lý vi phạm hành chính nói riêng. - Cơ sở để áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau nhằm bảo đảm đấu tranh có hiệu quả đối với vi phạm hành chính và tội phạm, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. - Giúp xác định biện pháp xử lý (hành chính hay hình sự) ; qua việc phân biệt xác định tính chất nguy hiểm của một hành vi.