Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba? Và sau đây, để kỷ niệm gameshow đã trải qua 99 tập phát sóng, mình xin phép được gửi đến các bạn một câu hỏi thú vị Phá sản có phải là mất hết tất cả hay không? Hẳn là khi đọc xong câu hỏi này, nhiều người sẽ hoang mang vô cùng, vì phá sản luôn là nỗi ám ảnh mà không ai muốn rơi vào. Nhưng tương lai thì không thể nói trước được chữ ngờ, và hãy giả sử thôi, giả sử nếu bạn một ngày nào đó phát hiện mình trắng tay, vậy thì điều đó có đồng nghĩa với mất hết tất cả không? Đặc biệt khi mà chúng ta đang sống trong thế giới mà vật chất quyết định ý thức, quyết định phần lớn tới hầu hết quyết định chúng ta phải đưa ra trong đời. Vậy, bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy để lại vài dòng suy nghĩ của bạn bằng cách để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé
Phá sản chưa chắc sẽ mất hết tất cả. Khi chúng ta làm ăn kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản, tài sản bị tịch thu, nhà cửa cũng đem ra thuế chấp. Lúc nào trong tay cũng chẳng còn đồng tiền nào cả, bạn nghĩ cuộc đời đến đây là kết thúc sao? Không phải, nên nhớ rằng bên cạnh mình vẫn còn người thân bạn bè, họ sẽ luôn ân cần giúp đỡ bạn. Người thành công không bao giờ có thể một bước lên mây được, họ đã trải qua rất nhiều lần phá sản, nợ nần nhưng họ đều có thể vực dậy lại tinh thần và cố gắng để có được ngày hôn nay. Bạn cũng vậy, không phải phá sản là mất hết ý chí mà cần phải vực dậy và nỗ lực hơn nữa, cố gắng khắc phục những sai lầm trước đây, lấy những lần thất bại phá sản làm kinh nghiệm, vực dậy và tiến lên vì bên cạnh sẽ luôn có những người quan tâm mình.
Phá sản chưa chắc là mất hết tất cả. Nếu bản thân đã tự tạo dựng cơ ngơi, sự nghiệp cho chính mình thì bạn chẳng mất gì cả khi phá sản. Nếu đồng tiền do chính tài năng, tư duy, đôi tay bạn làm ra thì dù bạn có phá sản bao nhiêu lần bạn vẫn biết cách để tạo lại. Tài sản chỉ là kết quả của, còn giá trị cốt lõi bên trong nằm trong trí óc của bạn, sẽ không ai có thể cướp lấy. Nói như vậy, bạn còn sợ phá sản? Nếu còn thì chắc tài sản mà bạn đã đánh mất không phải do bạn tạo nên 100%. Bạn hiểu chứ? Tức đồng tiền đó được tạo ra không chỉ do mỗi bạn mà còn là công sức của những người khác. Nếu phải dựa dẫm và làm những công việc bất chính để tạo ra đồng tiền thì một khi phá sản, bạn sẽ mất tất cả, bạn sẽ chẳng còn tâm trí nào hay bất kì kỳ vọng nào để làm lại từ đầu. "Phá sản" đối với một số người là kết thúc nhưng với một số khác thì lại là bắt đầu. Là kết thúc hay là bắt đầu là do ở mỗi chúng ta. Suy nghĩ tạo nên hành động và hành động tạo ra kết quả. Nếu suy nghĩ là kết thúc thì chính là kết thúc và ngược lại. Tóm lại, theo cá nhân mình, muốn không phải đi vào ngỏ cụt khi phá sản, chúng ta cần trau dồi phát triển bản thân để khi gặp vấn đề khó khăn, dù khi không còn ai đứng về phía bạn, bạn vẫn có thể tiếp tục bước tiếp, đó mới là bản lĩnh thật sự.
Lời của người đã phá sản: KHÔNG nhé. Thứ mất đi là tài sản đã cố công gây dựng, nhưng đừng để mất đi niềm tin. Còn người còn của, cuộc sống vốn không hề dễ dàng, nên phá sản hãy coi là thử thách để vượt qua. Mình đã và đang gây dựng lại từ đầu. Đi từ con số âm quả thật rất khó. Nhưng mình không từ bỏ. Chưa biết một năm, hai năm, ba năm hay mười năm nữa mới khôi phục lại một phần đã mất nhưng không vì thế mà mình lùi bước. Nếu không vững vàng không mạnh mẽ rất dễ rơi vào trầm cảm. Bản thân mình tự thấy phải cố gắng nhiều hơn nữa, giữ tinh thần lạc quan, tìm niềm vui trong những việc mình yêu thích để quên bớt đi sự mất mát. Nếu lúc nào cũng tiếc của thở ngắn than dài thì chắc chắn khó duy trì được trạng thái tâm lý ổn định, đừng nghĩ tới xây dựng lại. Nên tinh thần là quan trọng nhất luôn. Nếu ai đã từng rơi vào hoàn cảnh đó sẽ hiểu. Mình hy vọng rằng ai cũng có niềm tin, có sự vững vàng, mạnh mẽ, hãy cố gắng nhìn lên, nhìn xung quanh con cái, gia đình, người thân, còn rất nhiều thứ để ta phải tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu, hãy là chiến binh kiên cường nhất của chính mình.
Phá sản không hề đồng nghĩa với mất hết tất cả, bởi khi ta bắt đầu khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, chẳng có gì cả thì ta có gọi lúc ấy là phá sản không? Tất nhiên khi những sự cố gắng, kiên trì, mồ hôi công sức và thậm chí là máu thịt đổ vào bị bay biến trước mắt thì thế giới hoàn toàn như bị sụp đổ vậy, ta sẽ muốn bỏ cuộc vì niềm tin lung lay, thất vọng và kiệt sức. Thời nay không có vật chất thật sự là địa ngục đối với con người, nhưng điều quan trọng là ta có đủ dũng khí để vượt qua, đối mặt với nó không. Sự gầy dựng lại từ những gì đã mất là không hề dễ dàng, tiếc nuối và oán trách đủ thứ để cơ hội làm lại vụt đi mất. Nhưng phải luôn nhớ rằng cái ta mất là tài sản chứ không phải một thứ vô hình gì mà không thể lấy lại được. Đó cũng như một sự thử thách trong cuộc sống, ai đủ mạnh để vực dậy người đó là kẻ chiến thắng. Uể oải nằm trên giường đưa đôi mắt vô hồn mà oán than thì đó mới là phá sản thực sự, không chỉ mất vật chất mà còn là lý trí, bản thân và cơ hội. Vậy nên không có gì không thể khi ta đủ kiên cường để làm lại lần hai, hay ba thậm chí là vô số lần sau những cú ngã đau đớn.
Chỉ cần còn thở là còn hi vọng với mình là vậy đó. Với mình nếu một ngày nào đó lỡ mai phá sản thì có thể mình sẽ tiêu cực, có thể sẽ nghĩ quẩn. Nhưng rồi mình sẽ đứng lên được bởi vì mình từng đứng trên đôi chân của mình. Thường nghe tới hai từ phá sản thì người ta thường nghỉ ngay đến những người lập nghiệp nghành kinh doanh nhỉ. Bản thân mình thì định nghĩa hai từ phá sản bằng với hai từ hết tiền. Với mình mà nói phá sản có nghĩa là sự nghiệp trong tay mất trắng. Tiền bạc không còn một đồng, không có nhà, không có đất, không có xe, không có ai bên cạnh ủng hộ. Nghe thôi để thấy sợ rồi nay lưng ra làm bấy lâu nay tích góp được một chút quay qua quay lại phá sản mất tiêu. Ai mà nghe không áp lực chứ. Bạn từng nghe câu nói có áp lực thì sẽ có kim cương không. Đây là câu nói công ty mình nó làm hẳn một cái bảng to đùng treo trên phòng hội trường trong khóa học đầu tiên khi mình vô công ty đào tạo. Hồi đó còn thấy viên kim cương trên đó nhìn đẹp quá còn chụp hình chung với đám bạn nữa kìa. Bây giờ thì những lúc áp lực thì lấy những tấm ảnh đó ra coi. Mình không phải người kinh doanh hay gì mình chỉ đi làm công ăn lương thôi cho nên phá sản với mình đơn giản chỉ là hai từ mất trắng. Bản thân mình là một đứa có thói quen tiết kiệm chi tiêu lúc nào cũng phải thủ sẵn trong hình một phần tiết kiệm nho nhỏ. Có thể không nhiều lắm nhưng mà cũng có thể đủ cho mình sống qua một năm. Vì để gia đình yên tâm cho nên mình cũng không giấu chuyện gia đình mình có tiền tiết kiệm. Bởi vì gia đình mình sợ mình không có tiền nhịn ăn nhịn uống nhịn ra bệnh tật rồi sao. Cho nên mẹ mình sẽ chắc chưa từng đồng rồi gửi tiền cho mình mình cũng không muốn nhận nữa. Bởi vì bây giờ mình lớn rồi không cho tiền được cha mẹ còn nhận tiền của cha mẹ thì ngại lắm. Cho nên bản thân cũng không giấu số tiền tiết kiệm này với gia đình. Mà chuyện gì một người biết thì một chục người biết. Nhưng mà bạn tập tới đây thì biết rồi nhỉ mượn tiền. Đều là người thân trong gia đình những lúc kẹt thì sao có thể không cho mượn được. Hết người này mượn tới người kia mượn gần hết số tiền tiết kiệm của mình. Nhưng vì tình cảm gia đình cho nên không thể đòi cũng không thể không cho mượn được. Bởi vì bản thân mình khi hết tiền kẹt tiền mình có thể mượn người nhà. Bây giờ mình không cho mượn thì mình thành đứa ích kỷ trong miệng gia đình. Đó là cảm phá sản khác sâu nhất của mình gần đây bởi vì tiền tiết kiệm hầu như cho mượn hết rồi. Mình chỉ sống bằng lương của mình thôi. Nhưng mà tiền mượn rồi cũng sẽ quay về thôi. Chỉ là vấn đề thời gian bao lâu thì không biết được. Không có khoản tiết kiệm này mình có thể tiết kiệm khoản khác.