What is self-conflict? Là sự mâu thuẫn giữa cái mình mong muốn đạt được và thực tế mình có (expectation >< reality) ->gây ra một loại áp lực: Áp lực tự thân. Tự bản thân tạo áp lực cho chính mình để mình hoàn thành mong muốn, mục tiêu của mình. ÁP lực này là tích cực khi bạn chịu đựng được nó, control được và cuối cùng bạn thực hiện được mong muốn -> đem lại cho bạn cảm giác thành tựu (accomplishment). Nhưng, áp lực tự thân có thể mang đến tiêu cực khi bạn không hiểu bản thân mình, không chắc về khả năng mình có và lộ trình cụ thể để đạt được mong muốn. Những tiêu cực bạn có thể gặp như: Bị stress nặng, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ hoặc đôi khi ngủ rất nhiều (cơ thể bảo vệ bạn khỏi những thứ làm bạn căng thẳng -> ngủ), ăn thật nhiều, bị nghiện một vài thứ gì đó.. Những tác động tiêu cực này rất dễ xảy ra đối với người châu Á mang văn hóa khép kín. Họ không thổ lộ với bất kì người nào, tự mình giải quyết stress -> không tìm được lối thoát và xa lánh xã hội. Người phương Tây họ rất sociable, họ biết chia sẻ và đưa lời khuyên, nếu chúng ta biết bày tỏ những khó khăn, người khác sẽ giúp bạn đưa ra lời khuyên mà bạn vẫn còn lẩn quẩn. Lời khuyên: + Phải nhìn nhận khả năng của chính mình, vạch ra lộ trình cụ thể để mình đạt được mong muốn. + Không nên so sánh bản thân với người khác, vì mình không biết họ đã phải nỗ lực như thế nào, con đường họ đi như thế nào để đến được thành công đó. Đừng nên lấy điểm tối của mình so với điểm sáng người khác (so sánh khập khiễng -> negative stress) + Hạn chế xem sách self-help về nhưng người thành công, nên hiểu về quá trình họ đã đi đến thành công + Hạn chế mạng xã hội để trách so sánh bản thân với những 'người đăng ảnh hay nói về thành công của mình ' LƯU Ý: Nhiều người gặp vấn đề stress, họ nghĩ mình bị trầm cảm ->> sai Trầm cảm là mức độ nặng. ** Tâm lý có thể làm cho bạn biến mình thành người bệnh, khi bị stress, nên tìm hiểu cách giải tress như nói chuyện với bạn bè, người thân, hỏi những người đi trước, tìm hiểu trên mạng.. Khủng hoảng tâm lý theo độ tuổi Từ khi chúng ta sinh ra đến khi mất đi, stress gắn liền với chúng ta theo từng giai đoạn, stress là một đòn bẩy giúp chúng ta hay đổi và phát triển, nên dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận và cố gắng vượt qua + giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi: Trẻ tập lật, bò + 6-12 tháng: Tập đứng, đi và nói +1-3 tuổi: The first major stress: Bắt đầu hỏi và tò mò về thế giới xung quanh +3-6 tuổi: Học lại hành vi của những người xung quanh +6-11 tuổi: Lứa tuổi học hỏi và bắt đầu có suy nghĩ riêng +11-15: Second major stress: Học làm người lớn, bắt đầu có những xung đột với gia đình, -> khủng hoảng tuổi dậy thì, ý thức về tâm sinh lý +15-18: Tìm hiểu về bản thân, định hình lại chính mình, suy nghĩ về tương lai và đưa ra quyết định + 18-40 tuổi: Phát triển sự nghiệp, học cách trưởng thành và tự lập. + 30 tuổi: Khủng hoảng lập nghiệp, có thể nói là khủng hoảng lớn nhất ; mâu thuẫn giữa cái tôi của mình, tự xem lại hành trình qua đi, những cái mình muốn và đạt được, so sánh với những người cùng trang lứa. + 40-60 tuổi: Khủng hoảng từ những cơn bạo bệnh, sức khỏe giảm súc, bệnh tật nhiều (nên hãy giữ sức khỏe khi còn trẻ, dù thành công như thế nào thì sức khỏe vẫn là trên hết) + 60 tuổi: Khủng hoảng tuổi về hưu, có thê trước đó mình là ngôi sao trong ngành, rất thành công và thăng tiến, nhưng bạn phỉ từ bỏ thời huy hoàn đó và chấp nhận tuổi tác và sự sa sút. Đến tuổi này, bạn sẽ hay ngồi thẩn thơ, hoài niệm về quá sự, có những niềm vui, tiếc nuối và rút ra bài học cho cuộc đời, như là chiêm nghiệm cho kết bài. Những quy luật sau bạn nên nắm rõ để tìm lối thoát cho vòng tròn luẩn quẩn: 1) The rule of Unevenness 2) The rule of completeness (giống câu trời lấy bạn cái này sẽ bù bạn cái khác, không ai là hoàn hảo mà họ tự biết lắp đầy những thiếu sót của mình) 3) The rule of flexibility TỨ ĐỒ CẢM XÚC Chúng ta có những cảm xúc rất khó diễn tả thành lời, và có rất nhiều cung bật cảm xúc và trạng thái khác nhau. Tứ đồ cảm xúc là 4 cảm xúc tiêu biểu nhất và miêu tả những biểu hiện của bạn khi trong cảm xúc đó và những lời khuyên + Cảm xúc cường độ cao của sự hạnh phúc, vui sướng -> người ta có khuynh hướng làm những cái không thể tự kiểm soát, vượt qua quy định thường ngày của bản thân làm người khác bất ngờ (ví dụ được nhận học bổng du học, bạn sẽ rất phấn khích, la hét, hay đưa ra những lời hứa vân vân và mây mây) -> lúc này bạn không tỉnh táo để dưa ra quyết định, đừng nên hứa bất kì điều gì, cố gắng tỉnh táo + Cảm xúc thoải mái cường độ nhẹ: Khi chúng ta không làm gì cả, không có deadline, không học hành, ngồi chill, nghe nhạc, xem phim.. trạng thái nỳ thường vào kì nghỉ, lể, hay trong mùa dịch này. Lúc này, bạn chỉ muốn thư giản và không muốn suy nghĩ nhiều thứ trạng thái này làm cho năng xuất làm việc của bạn kém hiệu quả (vd: Sau kì nghỉ dài, bạn rất khó để tập trung vào công việc hay vào flow công việc) + cảm xúc khó chịu nhẹ: Như deadline dí, điểm thấp, xếp mắng vì chậm trễ (sau kì nghỉ dài làm việc không năng xuất và bị xếp mắng) -> khó chịu, stress và cần thay đổi + Khó chịu cường độ cao: Thất bại trong việc gì đó, hay không đạt được ước muốn nhưng thời gian đã cận kề, bị xúc phạm vì mình yếu kém.. --> khuynh hướng: Làm một cuộc cách mạng để thay đổi bản thân Một leader giỏi sẽ nắm được trạng thái này, và để staff làm việc năng xuất thì phải để staff trong trạng thái thứ 3 (or 4) CẢM NHẬN BẢN THÂN: Buổi học này đã cho mình đáp án, tại sao mình cảm thấy stress. Mình chấp nhận thì sẽ dễ chịu hơn, cố gắng vượt qua thì mình sẽ lên được tầng mới, stress tương ứng với mức dộ trạng thái 3 và 4, nó là cơ hội chứ không phải là điểm cuối, vậy nên cố gắng nỗ lực để hoàn thiện bản thân. Mình mong rằng sau bài viết này, mọi người hãy tập trung vào bản thân mình nhiều hơn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, những gì mình muốn và lộ trình cụ thể, tìm IKIGAI của mình nhé!