Năm nào ông cũng cho ra khơi 60 tàu chở đầy công dân nghèo, cấp đủ ăn trong 8 tháng, để họ học làm thủy thủ tốt. Ông cho lập nhiều đất thực dâ, đặt 1000 người ở Ke-sô-nét, 500 người ở Na-sốt, 250 ở An-đrốt, 100_ở Bi-sant và một số đông đến Sy-ba-rít khôi phục thành phố này, đổi tên là Thu-ri-e Ông làm thế là để dãn bớt công dân nhàn rỗi, thiếu việc làm, ngày càng trở nên nguy hiểm và nghi ngại, cũng là để giảm bớt nỗi nghèo khổ của dân chúng, uy hiếp đồng minh và đặt ngay bên cạnh họ quân đồn trú A-ten để ngăn cản họ nổi dậy Nhưng cái làm hãnh diện dân A-ten nhất, cái góp phần tô điểm hơn cả, làm kinh ngạc thế giới, cái duy nhất có thể khẳng định sự thật về cái gọi là cường quốc vĩ đại của Hi Lạp và sự giàu có của nó, chính là những đền đài tráng lệ và những công trình công cộng mà Pê-Ri-Clét đã cho xây dựng Pê-Ri-Clét nói với dân A-ten: "Một khi thành phố của chúng ta không phải chi phí cho chiến tranh nữa, thì chúng ta cần đem tiền của đó thực hiện những công trình có thể đem lại cho chúng ta vinh quang đời đời.. Vì lợi ích của nhân dân, tôi đã thực hiện nhiều công trình xây dựng lớn, có tác dụng thúc đẩy lâu dài nền kĩ thuật của chúng ta. Khắp nơi chất đầy nguyên liệu: Đá cẩm thạch, đồng, ngà voi, vàng, gỗ quý, được nhiều thợ lạnh nghề chế tác.. Để vận chuyển, chúng ta cần có thương nhân, thủy thủ, hoa tiêu, xe cộ rồi cần cả những người lao động khác như thợ xây, thợ lát, thợ mỏ.. và như thế toàn bộ công việc sẽ phân phối theo nhiều cách, phần thu thập cho mọi người có những hoàn cảnh khác nhau"