Otaku và văn hóa otaku là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 23 Tháng hai 2020.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    495
    Hikikomori được coi là căn bệnh thế kỷ của người Nhật. Những người mắc hội chứng này đều có thói quen hoạt động trong một khuôn viên nhỏ hẹp ví như căn phòng. Một trong các yếu tố tác động và tạo nên hội chứng Hikikomori là "văn hóa otaku".

    Vậy Otaku Là Gì?

    Otaku là thuật ngữ tiếng lóng trong tiếng Nhật nhằm chỉ những người có sự hâm mộ cuồng nhiệt thậm chí là mất kiểm soát với anime (hoạt hình), manga (truyện tranh), game (trò chơi điện tử), vocaloid (ca sỹ ảo như Hatsune Miku), cosplay (hóa trang), nhân vật giấy 2D.. Đó có thể là các nhân vật trong truyện/ game/ hoạt hình hay là trang phục hoặc toàn bộ truyện/ game/ hoạt hình đó.

    [​IMG]

    Sự yêu thích quan mức của những người Otaku khiến người khác cho rằng đó là hành động điên rồ, thậm chí là biến thái, vặn vẹo gây phản cảm tuy nhiên Otaku chẳng hề quan tâm, họ thích thu hẹp vào thế giới của chính mình và chỉ quan tâm đến thứ mình thích.

    Otaku Mang Nghĩa Tiêu Cực?

    Phần lớn là nghĩa tiêu cực. Vì sao lại như vậy? Otaku là một phần nhỏ giống như fan, nếu Otaku bị coi là tiêu cực thì fan tại sao không bị coi như vậy? Otaku là thành phần điên rồ quên mình vì một thú vui tới mức mất kiểm soát. Những người Otaku luôn chìm đắm ở trong thế giới của manga, anime hay game.. và họ không muốn có bất kỳ mối liên hệ gì với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó họ còn "nhập vai", tự suy diễn và có những mong muốn về những điều không tưởng. Có thể nói sự điên cuồng ấy chẳng khác nào một thành phần fan quá khích nguy hiểm vậy.

    Otaku có thể coi là thành phần "cá biệt" trong xã hội. Cá biệt ở đây là một người đang sống ngoài xã hội, họ chỉ thích thu hẹp mình trong một căn phòng khép kín. Họ không thích ra ngoài, không thích quan tâm cái nhìn của xã hội. Cái họ muốn để ý là nhân vật hay truyện tranh, phim hoạt hình, game.. không cần đến những tình cảm xung quanh, không cần bạn bè, hay bất kỳ mối quan hệ phiền phức nào khác. Đối với họ rất khó hòa nhập vào cuộc sống, thậm chí là căm ghét, xa lánh những sự vật xung quanh.

    Dấu hiệu để nhận biết một Otaku: Cuồng truyện tranh/ hoạt hình/ game - đối tượng.

    Sẵn sàng chi tiền, thời gian, tâm huyết, niềm yêu thích vào đối tượng.

    Một căn phòng tràn ngập đối tượng.

    [​IMG]

    Thà hy sinh tất cả chứ không thể để đối tượng bị thương.

    Không thích hòa nhập, thích sống trong thế giới vọng tưởng của riêng mình. Đôi khi tự nói chuyện một mình hoặc mô phỏng lại hành động/ lời nói của đối tượng.

    Thành phần Otaku thường gặp:

    Game Otaku: cuồng game.

    Anime Otak: cuồng hoạt hình - bao gồm cuồng nhân vật, trang phục hay toàn bộ.

    Manga Otaku: cuồng truyện tranh.

    Idol Otaku: Một kiểu fan cuồng cháy hết mình của người hâm mộ.

    Train Otaku: kiểu cuồng vật dụng dành cho tàu vào những thập niên trước.

    Anime figure Otaku: mô hình của nhân vật trong hoạt hình.

    Zanson gachiotaku: Otaku cuồng đến phát điên.

    Kakure Otaku: Otaku ngầm.

    Itaota: Otaku thích thể hiện ra bên ngoài, không ngần ngại công bố mình là một Otaku.

    Riaju Otaku: Otaku kiểu thực tế - thích trò chuyện với nhân vật thay vì nói chuyện với mọi người.

    Weeaboo: gần giống otaku nhưng chỉ người nước ngoài yêu thích nhân vật giấy 2D của người Nhật. Ở Việt Nam gọi là Wibu.

    Tuy nhiên Otaku không phải hoàn toàn chỉ mang nghĩa tiêu cực. Nếu xét trên bề mặt nghĩa, Otaku hoàn toàn giống như một fan trung thành và say mê. Ở Việt Nam, Otaku không mang nghĩa xấu. Người Việt khá thoải mái trong chuyện này so với người Nhật.

    Văn hóa otaku bắt đầu vào những năm 1980, được coi như môt làn sóng văn hóa, thậm chí là mốt về Otaku. Okatu với số lượng đông đảo, họ chịu chi rất nhiều tiền, thời gian, sự quan tâm và yêu thích đối với "đối tượng" của mình.

    [​IMG]

    Văn hóa Otaku không xấu nhưng lại phần nào là nguyên nhân của sự lan rộng số lượng người mắc hội chứng Hikikomori. Vì vậy Otaku có tiêu cực hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng tư 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...