Truyện ngắn: Ông Ngoại Tôi Tác giả: Aphrodi * * * Con đi xa cách muôn nơi Công cha nghĩa mẹ đời đời không quên. Chân lý ngàn đời ấy chẳng có thứ gì có thể thay đổi nó. Công cha nghĩa mẹ sinh thành và nuôi dưỡng, có lẽ cả cuộc đời này ta cũng không thể trả hết được những công lao vất vả ấy. Cha mẹ lúc nào cũng giành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất mà không đòi hỏi bất cứ điều gì cả. Vì vậy nên những người làm con như chúng ta phải biết hiếu thảo và biết ơn cha mẹ đã giành những điều quý giá nhất cho mình. Lúc còn bé, con hay lao vào vòng tay yêu thương của cha mẹ. Bao giờ cũng nói những lời yêu thương, khắc ghi con ơn cha mẹ. Luôn nói rằng cho dù lớn lên thì vẫn kính yêu cha mẹ. Nhưng lớn rồi, có phải người con vẫn sẽ kính trọng cha mẹ như những vẫn thơ kia không? Ngoài trời, cơn mưa từ lúc sáng đã ngừng hẳn. Mọi thứ đã bắt đầu hoạt động lại sau cơn mưa. Tuy mưa đã tạnh nhưng sắc trời vẫn âm u và xám xịt. Bố mẹ đã ra ngoài từ sớm nên chỉ có hai chị em tôi ở nhà. Sau khi sắp xếp lại sách vở cũ, tôi quyết định dẫn theo con bé Bông tới nhà ông ngoại chơi. Mẹ tôi kể lại rằng trong lúc phụ người ta xây nhà thì bị sắt đè trúng chân. Tuy không gặp nguy hiểm gì nhưng chân bị thương một vết sâu và khá dài. Tuy thi thoảng mẹ vẫn đi sang chăm sóc cho ông nhưng mẹ tôi vẫn lo cho vết thương của ông. Vì thế cũng nhân tiện xem vết thương của ông đã khỏi chưa. Ông ngoại tôi sống một mình trong một căn nhà nhỏ cũ bên cạnh nhà lớn mới của cậu mợ. Ông tôi có ba người con. Bây giờ một người con trai riêng của ông đang sống ở miền Nam. Còn lại là cậu và mẹ tôi thì ở cạnh gần nhà ông. Có con cái là thế nhưng lại chẳng lấy ai bên cạnh ông ngoại cả. Mẹ tôi thì lấy chồng rồi thì phải theo chồng. Cũng chỉ có thể thỉnh thoảng sang thăm ông. Nghe nói chỉ vì xích mích với bà ngoại với sợ bị cướp đất nên cậu đã tuyên bố từ mẹ tôi. Dẫu gì bố mẹ vẫn còn đó, mẹ tôi vẫn giữ trọn đạo làm con mà vẫn sang thăm ông bà. Mua xong đồ ăn là cũng đến gần trưa, chị em tôi đã đến trước cửa nhà ông. Nhìn vào trong, tôi thấy ông đang ngồi trên ghế ở ngoài hiên nhà. Ông ngoại cứ nhìn ra vườn trước nhà với đôi mắt nhăn nheo già nua. Vừa mới gạt chân chống xe xuống, con bé Bông đã không chờ được nhảy khỏi xe, nhanh tay mở cửa mà gọi to: - Ông ngoại ơi. Con bé nhanh chóng lao tới định ôm ông nhưng bị tôi ngăn lại: - Con bé này, từ từ thôi! Ông còn đang bị thương kia! Sau khi dắt xe vào, hai chị em tôi đồng thanh chào thật to và dõng dạc: - Cháu chào ông ạ. Ông hiền hòa mỉm cười xoa đầu Bông rồi nói: - Ừ. Con bé Bông này chưa nhìn thấy mặt đâu mà đã nghe thấy tiếng oang oang ra rồi. Bấy giờ tôi mới để ý chân phải của ông đang bị thương. Chân ông đã được băng bó lại nhưng băng gạt ở ngoài không biết từ lúc nào đã bắt đầu tuột ra để lộ vết thương khá dài. Máu ở vết thương đã bắt đầu đóng lại thành từng vảy, dày cộp mà nhem nhuốc khắp chân. Tuy vậy nhưng vẫn có thể cảm thấy được độ sâu và sự đau đớn mà vết thương này đem lại. Tôi nhanh chóng lấy đồ băng gạc mới và một vài lọ thuốc sát trùng ra vệ sinh lại vết thương cho ông: - Để cháu băng lại vết thương cho ông. Còn con bé Bông thì lon ton cầm túi đồ ăn trưa vào trong nhà. Tuy con bé vẫn còn nhỏ nhưng lại rất nhanh nhẹn và hiểu chuyện. Tôi nhìn về phía cửa bếp mà nói lớn: - Cứ để đấy rồi chị nấu cho. Đừng có động linh tinh vào bếp nhé! - Vâng ạ! Một lát sau, tôi băng bó xong cho ông ngoại thì có một mùi ôi thiu bốc lên bay ra từ bếp. Con bé Bông đi ra với khuôn mặt nhăn lại. Một tay con bé thì bịp mũi, một tay còn lại thì cầm một túi ni lông trong suốt có thịt bên trong. Mà thịt đó lại còn vừa xanh vừa cam. Sau khi vứt nó vào thùng rác trước cổng, con bé chạy lại rồi nói: - Em thấy trên bếp của ông có một cái nồi nhỏ nhưng mùi kinh lắm! Em mở ra thì thấy thịt nó cứ xanh xanh cam cam. Chắc là nó thiu rồi chị nhỉ? Tôi mỉm cười xoa đầu con bé: - Ừ, đúng rồi. Con bé nói đúng. Nhìn thấy cái thứ kinh tởm vừa rồi khiến cho tôi có chút nhăn mặt. Chân ông đang bất tiện. Với cả sau trận cãi vã đất đai nên mẹ tôi cũng đến ít hơn. Tình trạng của ông bây giờ cũng khiến cho mẹ tôi sốt ruột. Nhưng nếu đến nhiều thì chắc chắn cậu sẽ làm khó ông. Nên chắc chắn là không ai dọn dẹp bếp giúp ông. Ông tôi không phải chỉ có mình mẹ tôi là con. Nhưng ngoài mẹ tôi ra thì lại chẳng lấy ai chăm ông. Tôi bình tĩnh hỏi. - Bình thường không có mẹ cháu thì không ai nấu cho ông sao? Ông tôi trở nên trầm mặc, chỉ nói: - Trẻ con như cháu thì không hiểu đâu. Tôi biết điều ông suy nghĩ. Chỉ biết mỉm cười rồi nói: - Cháu cũng đã mười bảy mười tám rồi, có gì mà cháu không hiểu đâu. Bông chơi với ông để chị nấu ăn trưa nhé! Bé Bông cười tươi trả lời: - Vâng ạ. Tôi bước vào bếp với tâm trạng đầy suy nghĩ. Nhưng rồi cũng tạm gác lại để nấu ăn trưa. Trong lúc tôi nấu nướng thì con bé Bông ngồi cạnh ông kể chuyện cho ông nghe. Được một lúc, tôi cũng sắp nấu xong mâm cơm thịnh soạn. Chỉ còn luộc thịt cho chín là có thể bê ra. Đang trong lúc luộc thịt thì bỗng cậu mợ tôi bước vào. Cậu tôi không nói không rằng cầm tay con bé Bông rồi hét lớn: - Mẹ mày đang ở trong kia đúng không? - Ông ngoại thấy vậy thì hất tay cậu ra, xoa xoa hỏi Bông: - Cháu có đau không? Con bé Bông tuy vẫn còn sợ hãi nhưng vẫn ngoan ngoãn lắc đầu. Thấy chuyện không lành, tôi vội tắt bếp rồi đi ra: - Mẹ cháu không ở đây. Không biết cậu hỏi mẹ cháu để làm gì? Bây giờ tôi mới nhìn rõ thấy sự tức giận hiện rõ trên khuôn mặt của cậu. Mặt cậu tôi trở nên đỏ lừ, gân xanh gân đỏ nổi lên ở cổ. Sắc mặt không mấy có chút thiện cảm. Còn mợ tôi thì ngó ngược ngó xuôi rồi nói bằng giọng mỉa mai: - Hôm nay mẹ mày không đến hay sao mà để hai cô con gái rượu đến thế? Hay là.. hôm trước đến đòi đất không thành lại để cho hai đứa chúng bay đòi đất? Ông ngoại tức giận ném dép vào người mợ tôi rồi quát lớn: - Láo xược! Chúng mày lớn đầu rồi mà bắt nạt hai đứa con nít mà không nể mặt ông già này à? Trong lòng tôi nổi lên sự phẫn nộ. Tôi thì không sao, nhưng con bé Bông mới sáu tuổi mà lại nói những lời cay nghiệt với một đứa trẻ không hiểu chuyện như thế. Dẫu cho tức giận, tôi vẫn bình tĩnh đáp lại: - Ông đang bị thương. Mẹ cháu không đến thăm ông được nên chị em cháu đến thăm ông. Tôi vẫn chưa kịp phản ứng thì nhận một cái tát từ cậu. Cái tát như một đòn giáng xuống nặng nề vào mặt tôi. Tiếng "chát" oan nghiệt vang ra khắp căn phòng. Sau khi tát xong, cậu chỉ vào mặt tôi rồi quát: - Láo toét! Chưa đến lượt mày nói chuyện. Cái tát ấy là điều mà tôi không ngờ tới. Sau khi định hình lại, tôi không thể tinh là cậu cứ vậy mà tát tôi mà tôi chẳng làm một điều gì sai trái. Tôi quay sang nhìn ông thì thấy ông tức giận quát lớn: - Chúng này là một lũ khốn nạn! Con bé đến thăm tao chứ có làm gì chúng mày đâu mà lại đánh con bé như thế! Quát xong, ông vừa ho vừa ôm ngực. Tôi biết chuyện ông và cậu không hợp nhau. Nhưng cho dù như vậy ông ngoại vẫn là bố của cậu. Làm sao cậu lại ứng xử trái đạo lý như vậy. Sự tức giận trong lòng tôi bùng lên. Có lẽ sự tức giận ấy khiến cho bên má bị tát vừa rồi không còn nóng rát mà ngẩng mặt lên. Tôi cười lạnh rồi hỏi: - Cháu không nói bậy, không có lấy một từ ngữ xúc phạm. Tại sao cậu lại tát cháu? Mợ tôi bên cạnh khuôn mặt xưng xỉa nói: - Coi chừng anh lại mất đất như chơi đó. Nói xong, mợ quay người bỏ đi. Để lại cậu tôi tức giận mà chửi mắng: - Mày sang đây để dụ dỗ ông để sang tên đất cho mẹ mày đúng không? Đã lấy chồng rồi vẫn tư tưởng đồ của bên nhà ngoại! Vẻ mặt hung dữ đó khiến cho bé Bông sợ hãi núp sau lưng ông ngoại. Ông ngoại tức giận định nói điều gì đó nhưng tôi kịp nói. - Cậu làm ơn nói đúng giúp cháu. Ông ngoại bị thương. Cháu và con bé Bông tới thăm ông. Không hề có chút liên quan tới mẹ của cháu. Cho dù mẹ cháu ở đây thì sao? Con gái thăm bố mình bị thương thì có gì là sai à? Từng câu từng chữ của tôi bỗng đanh thép nghiêm túc đến kỳ lạ. Tôi nói xong thì cậu tôi chỉ tay thẳng mặt rồi quát mắng. - Mẹ mày đã lấy chồng thì làm gì còn tư cách lấy đất ở đây! Còn mày, bố mẹ mày không dạy mày lễ phép với người lớn à? Tôi cười lạnh đáp trả từng cậu một cách rành rọt. - Mẹ cháu không bao giờ suy nghĩ như vậy cả. Dù mẹ cháu muốn lấy thì sao? Đây là ông đồng ý. Xét cả tình lẫn lý, mẹ cháu có quyền. Còn việc lễ phép, cháu nhớ vừa rồi cậu mợ vào đây đã ai chào ông đâu. Mà luôn mồm nói một câu là đất, hai câu là đất. Ông cũng là người lớn, sao cậu mợ lại không lễ phép với ông? - Tại.. tại.. - Cậu tôi bắt đầu trở nên lắp bắp nói không thành tiếng. Tôi tiếp tục nói: - Bản thân cậu mợ như vậy thì đâu có quyền phán xét bố mẹ cháu như thế nào! Cũng là con, mẹ cháu thì vì đạo làm con đến chăm sóc ông ngoại. Cậu thì sao? Đến đồ ôi thiu mấy ngày trong bếp ông cũng không xuống dọn, chân ông như vậy mà cũng không chăm. Vậy cậu nói thử cháu nghe, ai mới là người không biết lễ phép đây? Vừa dứt lời, cậu lại định giành thêm một cái tát nữa vào mặt tôi. Nhưng lần này tôi không hề trốn tránh mà mở to đôi mắt nhìn thẳng mà nói: - Bố mẹ cháu vẫn ở đó không đến lượt cậu dạy. À mà cậu từ mẹ cháu rồi mà nhỉ? Vậy còn chẳng có tư cách gì để dạy cháu. Có lẽ vì không thể phản bác, cánh tay định tát tôi cũng đột ngột dừng lại mà hạ xuống. Cậu chỉ có thể chỉ tay vào mặt tôi rồi bỏ đi trong sự tức giận. Gánh nặng giống như được chút xuống, tôi thở phào lấy một hơi. Chẳng biết từ lúc nào, con bé Bông lấy túi đá chườm ra đặt vào bên má vừa bị tát của tôi. Cái nóng rát của vết thương cộng với cái lạnh thấu xương của viên đá khiến tôi kêu đâu lên. Con bé chắc thấy tôi đau nên bỏ ra rồi thổi nhẹ vào đó. - Ông xin lỗi. Tại ông mà hai đứa bị liên lụy. Thấy khuôn mặt bất lực đó của ông cũng khiến tôi có chút buồn. Tôi mỉm cười lắc đầu: - Cháu không sao. Cháu tuy không biết cách dạy dỗ từ thời xưa. Nhưng cháu biết là chỉ có bản thân mới có thể quyết định là người thế nào. Con bé Bông vui vẻ giơ hai tay lên rồi nói: - Sau này em lớn thì em sẽ chăm sóc cho bố mẹ! Em sẽ không để bố mẹ buồn đâu! Ngoài trời, những tia nắng bắt đầu lấp ló xóa tan những đám mây mù mịt làm cho không khí xung quanh trở nên ấm áp hắn. Bỗng nhiên trái tim tôi như được xoa dịu đi. Nhìn về phía ánh nắng đang dần hiện rõ ngoài kia, tôi mỉm cười. Có lẽ tương lại là điều không thể biết trước nhưng tôi sẽ không bao giờ giống như cậu mà đối xử với người thân của mình như vậy. - Hết-