Truyện Ngắn Ông, Ba Và Con - Sungmin Nguyễn

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Sungmin Nguyễn, 27 Tháng mười một 2018.

  1. Sungmin Nguyễn

    Bài viết:
    10
    Ông, ba và con

    Tác giả: Sungmin Nguyễn

    Thể loại: Truyện ngắn - tản văn

    Dù có chuẩn bị kĩ càng và chu đáo thế nào, tôi vẫn không khỏi lo lắng khi nói với ba về việc tôi sẽ không thi đại học và quyết thực hiện chuyến hành trình xuyên Việt đã ấp ủ từ lâu của mình..

    [​IMG]

    Trái với suy nghĩ của tôi, ba không ngạc nhiên hay phản đối ngay, thậm chí trong ánh mắt của ba còn có phần thản nhiên như thể ba đã biết trước mọi chuyện vậy. Ba nói, ba không ủng hộ tôi, tuy vậy ba vẫn muốn tôn trọng quyết định của tôi.

    Nhớ lại đầu tháng trước, khi tôi nói với Nhiên, cô bạn thân nhất của mình về chuyến đi này thì cả tôi và cô ấy đều lo lắng và tin rằng ba tôi sẽ phản đối. Nhiên còn bảo, dù sao thì chúng tôi cũng vừa mới học xong cấp ba và tôi có thể thực hiện chuyến đi này sau hai, ba năm nữa khi đã trưởng thành hơn. Rồi cô ấy phân tích, chuyến đi này sẽ "ẩn chứa" nhiều khó khăn, nguy hiểm. Tôi sẽ ra sao những lúc sức khỏe không ổn định? Tôi sẽ thế nào nếu trên đường gặp những kẻ xấu? Nhiên đặt ra hàng loạt những câu hỏi khác. Có thể, cô ấy chưa từng trải qua chuyến đi nào giống thế này, nhưng cô ấy có cơ sở để lo lắng, nhất là khi tôi lại thực hiện chuyến hành trình này một mình.

    Tôi không biết làm gì hơn ngoài việc nói với Nhiên tất cả kế hoạch của mình. Dĩ nhiên, tôi phải đánh đổi rất nhiều thứ để thực hiện chuyến hành trình này. Nhưng ngược lại, tôi cũng sẽ nhận về những thứ mà nếu tôi không đi, tôi sẽ chẳng bao giờ biết được. Nghe tôi nói vậy, Nhiên khẽ cười và cô ấy tin tôi làm được. Dù ba tôi hay mọi người trong gia đình có phản đối, cô ấy vẫn sẽ ủng hộ tôi.

    Trở lại câu chuyện giữa tôi và ba, tôi đã luôn tự hỏi tại sao lần này ba có thể đồng ý một cách dễ dàng như thế? Bởi trước nay, ba luôn phản đối tất cả những gì tôi làm vì cho rằng những việc làm đó sẽ chẳng đi tới đâu hay đem lại kết quả gì. Nhiên bảo, đó là vì ba lo lắng cho tôi. Vậy còn lần này, dưới con mắt của một người từng trải, chẳng lẽ ba không nhận ra những điều hiểm nguy đang rình rập nếu tôi thực hiện chuyến đi này? Và trong chuyện lần này, hình như ba có tâm sự gì đó muốn kể tôi nghe.

    - Con không thắc mắc tại sao ư? - ba đột nhiên lên tiếng, như đoán được suy nghĩ của tôi - tại sao ba lại dễ dàng để con đi như vậy?

    - Con nghĩ ba có lí do của mình.

    - Con muốn nghe chứ?

    Tôi nhìn ba gật đầu, và có vẻ như trong ánh mắt có đôi chút ngạc nhiên. Phải chăng vì trước nay, giữa tôi và ba luôn tồn tại khoảng cách của những ý kiến trái chiều, khiến câu chuyện chưa khi nào kéo dài được quá lâu? Và lần này, như một ngoại lệ, khi ba không tiếp tục phản đối tôi và tôi chịu làm một đứa trẻ biết nghe lời.

    Ba bắt đầu kể câu chuyện của mình, khi ba đang ở tuổi mười tám. Nghĩa là khi ấy ba đang bằng tuổi tôi bây giờ, vừa kết thúc quãng đời học sinh. Năm đó ba đỗ tốt nghiệp với điểm số cao, có điều nó chẳng có nghĩa lí gì cả, bởi không giống với thời của chúng tôi khi điểm tốt nghiệp được dùng để xét đại học. Thành ra, ba phải trải qua thêm một kì thi căng thẳng nữa. Và không chỉ căng thẳng, ba còn phải chịu rất nhiều áp lực, mà lớn nhất là từ phía ông nội. Ông muốn ba thi ban tự nhiên, học một trường kinh tế, mà theo ông sau này khi ra trường ba sẽ dễ dàng kiếm được một công việc ổn định và nhàn hạ. Nhưng, đó không phải là lựa chọn mà ba muốn.

    - Ba không nói cho ông biết ba thích học và làm gì sao?

    - Có chứ con gái. Nhưng ông nội con vẫn phản đối. Vì ông cho rằng đó không phải là một lựa chọn sáng suốt.

    - Ba định theo đuổi ngành gì ạ?

    - Báo chí.

    Câu trả lời của ba khiến tôi ngạc nhiên vô cùng. Vì với những gì diễn ra hằng ngày, ba "khô cằn" giống như những thửa ruộng thiếu nước. Vậy làm sao ba có thể viết ra những câu chữ đi vào lòng người được? Rồi ba kể tiếp, ba biết ông nội bắt ba học kinh tế là có lí do của ông. Bởi từ những năm Cơ sở ba đã học rất tốt những môn tự nhiên. Sau này khi lên Phổ thông, ba vẫn giữ được sức học của mình, đặc biệt với môn Toán và Hóa. Trong khi đó các môn xã hội, đặc biệt là môn Văn thì ba chỉ học ở mức trung bình. Dù thế, ba vẫn thực sự thích môn Văn. Thậm chí, tình yêu ba dành cho môn Văn còn nhiều hơn cả dành cho những môn tự nhiên. Ba không hiểu và cũng chưa bao giờ lí giải được tại sao lại thế.

    Và để cải thiện môn Văn, đồng thời là chứng minh cho ông nội thấy, hằng ngày ba đã lên thư viện mượn sách Văn về đọc. Bên cạnh việc trau dồi về kiến thức Văn học, ba cũng rèn luyện khả năng viết lách của mình bằng cách viết bài gửi báo trường và một vài tờ báo dành cho thế hệ học sinh lúc bấy giờ. Ba thừa nhận, thời gian đầu ba đã muốn bỏ cuộc. Vì những ý tưởng hiện ra trong đầu, ba không sao triển khai và viết được một bài hoàn chỉnh, mà thường bỏ giữa chừng vì một lí do này hoặc một lí do khác. Đôi lần, ba nghĩ về những điều ông nội nói. Có lẽ ba không hợp với viết lách thật. Có lẽ, ông nói đúng, về khả năng của ba.

    Nhưng ba thì chưa một lần muốn từ bỏ. Ba đọc nhiều hơn, ba viết nhiều hơn. Rồi ba nhận ra, những câu văn ba viết không còn mơ hồ, lạc lõng như chính ba khi mới bắt đầu nữa. Có thể không hay, nhưng những gì ba viết ra bắt đầu thành hình và hoàn chỉnh hơn. Ba gửi bài tới một vài tờ báo. Sau những lần "không hồi âm", tên ba bắt đầu xuất hiện trên những trang báo một cách đầy hãnh diện. Ba được mọi người biết đến. Thậm chí, ba còn được giới thiệu trên báo trong mục gương mặt tác giả trẻ. Bấy giờ ba nhận ra, ba không thể từ bỏ viết lách, và sống chết ba cũng phải theo nó.

    Mặc dù điểm Văn của ba được cải thiện đáng kể, nhưng chưa bao giờ ông nội lấy đó là cơ sở để ủng hộ ba theo đuổi ước mơ của mình. Ông vẫn tiếp tục cản ngăn ba, đôi khi là bảo thủ đến cố chấp. Ở điểm này, ba thừa nhận ba bị ảnh hưởng bởi ông nội. Đó là lí do vì sao mà trước nay, ba chưa ủng hộ tôi bất cứ điều gì tôi định làm. Tôi đã luôn trách ba, cho tới hôm nay, có lẽ tôi đã hiểu ba của mình hơn.

    Số tiền kiếm được từ việc viết báo, ba dùng để đặt mua những quý báo mới, mua sách và nếu còn thừa ba tiết kiệm phòng một lúc nào đó dùng tới. Nhờ việc viết lách, ba trưởng thành và biết suy nghĩ phải trái hơn, có điều ông nội tôi lại chưa bao giờ hài lòng về chuyện đó. Những gì ba làm được, với ông chưa đủ thuyết phục để cho ba sống đúng với đam mê của mình. Dường như ông chưa bao giờ đặt niềm tin ba. Hoặc ông luôn muốn ba sống một cuộc sống mà ông mong muốn. Giống như tôi từng nghĩ về ba trước kia.

    Ba ở tuổi mười tám cũng giống như tôi, đôi khi là đứa trẻ háo thắng và ngang ngạnh. Dường như, tuổi trẻ ta luôn muốn được làm những gì mình thích. Đó là lí do mà dù ông nội có cản ngăn, ba vẫn tiếp tục viết bài gửi báo. Ba tôi gạt bỏ ý nghĩ chứng minh cho ông nội là ba làm được, ba viết, chỉ đơn giản đó là khi ba sống thật nhất với lòng mình. Có điều ông nội tôi không hiểu, ông giận đến tím mặt, mà lần giận nhất, sau nhiều lần nói ba tôi hãy dừng lại thì ông đã vào phòng ba mang hết số báo, sách ba mua đem đốt. Ba kể, ba đã ứa nước mắt khi nhìn thành quả cũng như những gì ba yêu thích chỉ còn là một đống tro bụi. Ba giận ông rồi bỏ ăn. Thậm chí, nhiều lần ba còn nghĩ tiêu cực và muốn từ bỏ cuộc sống. Nhưng trong lúc bế tắc nhất, trong ba lại lóe lên những niềm hi vọng: Chết là hết, còn sống là còn có thể tiếp tục làm những điều mình thích. Phải rồi, chẳng bao giờ là muộn để thực hiện ước mơ cả, ba bảo ba tự nói với mình như thế.

    - Vậy là ba vẫn viết?

    - Ừ. Nhưng viết một cách lén lút, nghĩa là không để ông nội con biết. Khi gửi bài ba đứng tên ba, nhưng lại ghi địa chỉ của một người bạn.

    - Nhưng sao ba vẫn quyết định học kinh tế, và làm một nhân viên văn phòng như bây giờ? Không phải ba chẳng thích thú gì sao?

    - Chính ba cũng chưa hiểu được, tại sao lại quyết định vậy. Có lẽ, vì ba muốn ông nội con yên lòng.

    - Ba không ân hận chứ?

    - Ba chỉ tiếc vì đã không đủ can đảm để theo đuổi đam mê của ba đến cùng! Và sống một cuộc sống mà ba muốn. - Ông phục để cho ba sống đúng với đam mê của mình.

    Dường như ông chưa bao giờ đặt niềm tin ba. Hoặc ông luôn muốn ba sống một cuộc sống mà ông mong muốn. Giống như tôi từng nghĩ về ba trước kia.

    Ba ở tuổi mười tám cũng giống như tôi, đôi khi là đứa trẻ háo thắng và ngang ngạnh. Dường như, tuổi trẻ ta luôn muốn được làm những gì mình thích. Đó là lí do mà dù ông nội có cản ngăn, ba vẫn tiếp tục viết bài gửi báo. Ba tôi gạt bỏ ý nghĩ chứng minh cho ông nội là ba làm được, ba viết, chỉ đơn giản đó là khi ba sống thật nhất với lòng mình. Có điều ông nội tôi không hiểu, ông giận đến tím mặt, mà lần giận nhất, sau nhiều lần nói ba tôi hãy dừng lại thì ông đã vào phòng ba mang hết số báo, sách ba mua đem đốt. Ba kể, ba đã ứa nước mắt khi nhìn thành quả cũng như những gì ba yêu thích chỉ còn là một đống tro bụi. Ba giận ông rồi bỏ ăn. Thậm chí, nhiều lần ba còn nghĩ tiêu cực và muốn từ bỏ cuộc sống. Nhưng trong lúc bế tắc nhất, trong ba lại lóe lên những niềm hi vọng: Chết là hết, còn sống là còn có thể tiếp tục làm những điều mình thích. Phải rồi, chẳng bao giờ là muộn để thực hiện ước mơ cả, ba bảo ba tự nói với mình như thế.

    - Vậy là ba vẫn viết?

    - Ừ. Nhưng viết một cách lén lút, nghĩa là không để ông nội con biết. Khi gửi bài ba đứng tên ba, nhưng lại ghi địa chỉ của một người bạn.

    - Nhưng sao ba vẫn quyết định học kinh tế, và làm một nhân viên văn phòng như bây giờ? Không phải ba chẳng thích thú gì sao?

    - Chính ba cũng chưa hiểu được, tại sao lại quyết định vậy. Có lẽ, vì ba muốn ông nội con yên lòng.

    - Ba không ân hận chứ?

    - Ba chỉ tiếc vì đã không đủ can đảm để theo đuổi đam mê của ba đến cùng! Và sống một cuộc sống mà ba muốn. - Ông nhìn tôi khẽ cười - Đó cũng là lí do mà ba để con thực hiện chuyến đi của mình. Ba muốn con được là mình, được sống với điều con mong muốn. Nhất là khi con đã trưởng thành.

    Tôi định nói với ba điều gì đó, nhưng mọi thứ cứ lại nghẹn ở cuống họng và không sao thốt lên thành lời. Điều duy nhất mà tôi cảm nhận được là tôi của tuổi mười tám may mắn và hạnh phúc hơn ba ở tuổi mười tám, mặc dù lúc đầu ba có nói ba không ủng hộ, nhưng tôi nghĩ trong lòng ba không nghĩ thế. Bởi ba không muốn tôi phải sống trong cuộc sống của ba, như điều ba đã từng trải qua.

    Nhiên từng nói, có nhiều người không giống với những vẻ bề ngoài họ mang và cách họ thể hiện ra. Cô ấy nói đúng, và ba tôi là một ví dụ điển hình.

    Trước ngày lên đường, tôi gặp mặt Nhiên. Tôi đã kể lại cho cô ấy nghe câu chuyện của ba con tôi và cho cô ấy xem quyển sổ mà ba đã cất một phần tuổi trẻ của mình trong đó. Nhiên tỏ vẻ thích thú với cuốn sổ, rồi reo lên mừng rỡ: "Cậu hạnh phúc thật đó". Tôi nở một nụ cười, còn Nhiên thì chưa tin được khoảng cách vô hình tồn tại giữa ba và tôi lâu nay lại thu hẹp nhanh đến vậy.

    - Ba còn nói với tớ hãy sống hết mình với tuổi trẻ, vì nó không diễn ra hai lần. Và đừng để những gì diễn ra hôm nay, khi qua đi, chỉ là những tiếc nuối không đáng có. - Tôi quay ra - ba nhắc nhở, tuổi trẻ có quyền sai trái, vấp ngã.. nhưng đừng vượt quá giới hạn là được. Tớ nghĩ tớ hiểu những gì ba nói.

    Nhiên khẽ cười. Phía ngoài cửa, nắng dường như đang rót xuống những giọt rực rỡ nhất của mùa hè.
     
    Aki ReĐặng Châu thích bài này.
    Last edited by a moderator: 3 Tháng mười hai 2018
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...