CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kì mạn lục) 1. Tác phẩm Truyền kì mạn lục A) Nội dung: Rất phong phú: - Phản ánh những ước mơ, khát vọng, hoài bão của con người trước cuộc sống. - Đả kích chế độ phong kiến suy thoái, vạch mặt bọn quan tham vô lại, đứng về phía nhân dân bị áp bức để che chở và bênh vực họ. - Phản ánh số phận con người, tình yêu hạnh phúc lứa đôi, tình cảm vợ chồng, - > Nguyễn Dữ đã khéo léo gửi gắm vào tác phẩm những tâm tư, tình cảm, nhận thức và khát vọng của người trí thức có lương trí trước những vấn đề của cuộc sống, thời đại và con người. B) Nghệ thuật: - Thể loại: Truyền kì - Nguồn gốc: Là văn xuôi tự sự mô phỏng theo thể truyền kì văn học Trung Quốc, thịnh hành ở đời Đường, viết bằng chữ Hán. - Cốt truyện: Thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc đã sử đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Truyện có yếu tố kì ảo, hoang đường. - Nhân vật chính: + Người phụ nữ có vẻ đẹp nhưng số phận oan nghiệt. + Người trí thức tâm huyết nhưng quay lưng với thời cuộc. - Truyền kì mạn lục là đỉnh cao của thể loại truyện truyền kì, được tôn vinh là áng "thiên cổ kì bút" thể hiện bút lực, tài hoa của Nguyễn Dữ. + Lẫy cốt truyện dân gian hoặc dã sử nhưng có sự sáng tạo độc đáo (thêm bớt, sắp xếp lại chi tiết, bổ sung thêm phần truyền kì). + Nhân vật biến hóa linh hoạt, tạo sức hấp dẫn cho người đọc. + Kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và lãng mạn làm nên vẻ đẹp riêng, cho tác phẩm. Tuy truyện có yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng vẫn là sự phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Đúng với đặc điểm của truyện Truyện kì là "mượn xưa nói nay", "Mượn kì nói thực". 2. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương A) Nội dung: - Hiện thực: Phản ánh hiện thực đen tối của xã hội phong kiến Việt Nam đương thời. + Xã hội bất công, ngang trái, chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. + Số phận khổ đau, oan nghiệt của người phụ nữ. - Nhân đạo: + Niềm cảm thương chân thành, sâu sắc trước số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Khẳng định, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ. + Mơ ước về một cuộc sống công bằng, người phụ nữ được bình đẳng, được tôn trọng, yêu thương, không phải chịu cảnh bất công, ngang trái. B) Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật: + Đặt nhân vật vào các mối quan hệ, các hoàn cảnh khác nhau để thử thách, bộc lộ tính cách, phẩm chất. + Nhân vật chủ yêu hiện lên qua lời nói, lời kể vừa thể hiện được diễn biến tâm trạng lại vừa bộc lộ được tính cách, phẩm chất. Nhà văn thông qua ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật. => Làm cho nhân vật có đời sống tâm lí phức tạp hơn nhiều. Không giản đơn như nhân vật trong cổ tích. - Chọn lọc, sắp xếp, dẫn dắt tình tiết thể hiện ngòi bút tài hoa của Nguyễn Dữ. + Thêm bớt, tô đậm một số chỉ tiết giàu ý nghĩa, độc đáo nhất là chì tiết "cái bóng" Vừa là thắt nút, vừa là mở nút. Chỉ tiết này khơi bùng lòng ghen có sẵn của Trương Sình, tạo nên mâu thuẫn và cũng chính nó đã làm cho kẻ đa nghi tỉnh ngộ. Chi tiết là nguyên nhân trực tiếp gây ra nỗi oan khiên tày trời và chính nó cũng giúp Vũ Nương giải được nồi oan. Thể hiện vẻ đẹp và số phận của Vũ Nương. Chỉ tiết này cũng cho ta thấy được hạnh phúc rất đỗi mong manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. => Chỉ tiết nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. - Xây dựng tình huống bất ngờ: Trương Sình trở về trong tâm trạng mệt mỏi, chán chường vì trận mạc, đau buồn vì mẹ mất. Bé Đản không nhận cha, lại kể về "người cha" đêm nào cũng đến, làm cho Trương Sình hiểu lầm, khơi mạch nguồn cho tính cách ghen tuông, đa nghi có sẵn ở nhân vật này bùng phát. - Ngôn ngữ kế chuyện: Ngôn ngữ và hình ảnh có tính ước lệ nhưng vẫn sinh động, hấp dẫn, chân thực. - Lối văn biền ngẫu kết hợp với điển tích làm cho câu chuyện mang đặc điểm của Văn học trung đại. - Bút pháp truyền kì, thể hiện rõ nhất ở phần hai của câu chuyện, Đây là phần sáng tạo của Nguyễn Dữ, có tách bạch ra nhưng lại bổ sung cho phần hiện thực ở phần trước, làm hoàn chỉnh hơn ý nghĩa câu chuyện.