ÔN TẬP VĂN BẢN "TRONG LÒNG MẸ" I. Đề cương lý thuyết - Nguyên Hồng (1918-1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê Nam Định, Là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở thể loại tiểu thuyết, kí và thơ. - Xuất xứ: Đoạn trích là chương IV của tập hồi kí: Những ngày thơ ấu, xuất bản năm 1940. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự * Nghệ thuật. - Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong doạn trích tự nhiên chân thực. - Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả. - Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với những lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thực. - So sánh, đối lập kịch tính, hấp dẫn; động từ gọi tả, gọi cảm ấn tượng * Nội dung Đọc đoạn trích, ta cảm nhận được những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, biểu lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. * Bố cục: Phần 1: Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng. Phần 2: Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ. II. Hệ thống câu hỏi ôn tập – Bài tập - Đề bài Đề số 1 Đề bài: Đọc đoan jtrích và trả lời câu hỏi: "Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da trắng mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường" 1. Tên văn bản có đoạn trích? Tác giả? 2. Phương thức biểu đạt chính? Xuất xứ của văn bản? 3. Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ người? Tác dụng? 4. Nhận xét về cảm xúc của bé Hồng trong đoạn trích 5. Nhận xét tình mẫu tử của mẹ con bé Hồng 6. Từ nội dung đoạn trích, kết hợp với thực tế đời sống, viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về tình mẫu tử. Trả lời: 1. Văn bản "Trong lòng mẹ", Nguyên Hồng 2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự - Xuất xứ: Đoạn trích là chương IV của tập hồi kí: Những ngày thơ ấu, xuất bản năm 1940. 3. Trường từ vựng. Tác dụng của các trường từ vựng đó: - Nhóm từ: Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người. - Nhóm từ: Trông nhìn, ôm ấp, ngồi, áp, ngả, thấy, thở, nhai cùng một trường chỉ hoạt động của con người. - Nhóm từ: Sung sướng, ấm áp cùng một trường chỉ trạng thái của con người + Tác dụng: Diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử. 4. Bé Hồng vui sướng, hạnh phúc, mãn nguyện, khi ngồi trong lòng mẹ, cảm nhận tình mẫu tử 5. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong tác phẩm trong lòng mẹ: + Tình mẫu tử thiêng liêng và sâu nặng + Không có gì có thể ngăn cản được tình cảm thiêng liêng ấy. 6. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về tình mẫu tử. - Dàn ý + Đoạn văn mẫu -> Các em đọc ở đây: Đoạn văn nghị luận - Suy nghĩ về tình mẫu tử (Dàn ý + Đoạn văn mẫu) Đề số 2: Đề bài: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: "Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." ( "Trong lòng mẹ", Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, tập I, trang 16) 1. Tên văn bản có đoạn trích? Tác giả? 2. Xuất xứ của văn bản? 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn "Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." 4. Nêu ý nghĩa nhan đề Văn bản? Trả lời: 1. Văn bản "Trong lòng mẹ", Nguyên Hồng 2. Xuất xứ: Đoạn trích là chương IV của tập hồi kí: Những ngày thơ ấu, xuất bản năm 1940. 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm: So sánh (những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ), liệt kê (hòn đá, cục thỷ tinh, đầu mẩu gỗ; vồ, cắn, nhai, nghiến), điệp từ mà. *Tác dụng: - Làm cho câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động. - Khắc sâu nỗi căm hận của nhân vật tôi về những cổ tục đã đày đọa người mẹ; - Thể hiện đậm nét sự thấu hiểu, nỗi xót xa, lòng yêu thương vô bờ bến của nhân vật tôi dành cho mẹ. 4. Ý nghĩa nhan đề Văn bản - Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm. - Nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: "Trong lòng mẹ" cũng là trong tình thương của mẹ, trong khoảnh khắc bình yên, hạnh phúc của cậu bé khi được mẹ chở che, vỗ về. - Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiếsự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng. Đề số 3 Đề bài: Câu 1: "Tàn nhẫn" là gì? Câu 2: Câu văn nào không nói đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) ? Câu 3 Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào? Câu 4. Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc.." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì? Câu 5. Trong tác phẩm "Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì? Câu 6. Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích "Trong lòng mẹ"? Câu 7: Ý nghĩ của văn bản Trả lời: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Đề số 4: Câu hỏi: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản "Trong lòng mẹ"? Trả lời: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Các em soạn Bài tiếp theo: Soạn 2 bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản + Bố cục của văn bản - Lớp 8 Top 2 bài văn mẫu: Đóng vai bạn bé Hồng kể lại câu chuyện bé Hồng gặp lại mẹ Soạn bài: Tức nước vỡ bờ -Câu hỏi đọc hiểu –Đề bài ôn tập - Ngữ văn lớp 8