Ôn tập Toán và Tiếng Việt lớp 3

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi namphunggiang, 10 Tháng tư 2021.

  1. namphunggiang

    Bài viết:
    34
    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TOÁN

    ĐỀ SỐ 1

    Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

    A. Con ngỗng cân nặng 5kg. Con lợn cân nặng 35kg. Con lợn nặng gấp con ngỗng, số lần là:

    A. 6 lần B. 7 lần

    B. 9 km =.. m: C. 8 lần

    A. 90 B. 900

    C. Phép chia 89 :3 có số dư là: C. 9000

    A. 4 B. 3

    Bài 2: Tính nhẩm: C. 2

    72: 8 =..

    Bài 3: Đặt tính rồi tính: 9 x 9 =..

    308+ 476 974 – 356 132 x 6 720: 8

    * * *..

    * * *..

    * * *..

    Bài 4: Điền dấu >, <, =..

    90 phút.. 1 giờ 30 phút 788 mm.. 1 m

    Bài 5:

    A. Tìm y b. Tính giá trị biểu thức

    Y: 6 = 3472: 8 + 16 220 – 20: 4 =

    * * *..

    * * *..

    * * *..

    Bài 6: Một đội công nhân phải sửa 630m đường. Đội đó đã sửa được số mét đường đó. Hỏi đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa?

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    Họ và tên:. Lớp:.

    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TIẾNG VIỆT

    ĐỀ SỐ 1 Bài 1: Viết vào chỗ chấm thích hợp

    A) l hoặc n

    - Thiếu.. iên - xóm.. àng -.. iên.. ạc -.. àng tiên

    B) iêt hoặc iêc

    - Xem x.. - hiểu b.. – chảy x.. – xanh b..

    Bài 2: Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối.. bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau:

    A) Bé ngủ ngon quá

    Đẫy cả giấc trưa

    Cái võng thương bé

    Thức hoài đưa đưa. (Định Hải)

    B) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. (Tô Hoài)

    C) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa. (Trần Ninh Hồ)

    Bài 3: Trả lời câu hỏi:

    A) Những chú gà trống thường gáy vang "ò ó o.." khi nào?

    * * *

    * * *

    B) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em?

    * * *

    * * *

    C) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học?

    * * *

    ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

    Câu 1. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

    Tán bàng xòe ra giống như.. (Cái ô, mái nhà, cái lá)

    Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh.

    Những lá bàng mùa đông đỏ như.. (ngọn lửa, ngôi sao, mặt trời)

    Câu 3. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh.

    A. Những chú gà con chạy như lăn tròn.

    B. Những chú gà con chạy rất nhanh.

    C. Những chú gà con chạy tung tăng.

    Câu 4. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

    - Tiếng suối ngân nga như..

    Câu 5. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

    - Mặt trăng tròn vành vạnh như..

    Câu 6. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

    - Trường học là..

    Câu 7. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

    - Mặt nước hồ trong tựa như..

    Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

    Sương sớm long lanh như.. (những hạt ngọc, làn mưa, hạt cát)

    Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

    Nước cam vàng như.. (mật ong, lòng đỏ trứng gà, bông lúa chín)

    Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

    Hoa xoan nở từng chùm như.. (những chùm sao, chùm nhãn, chùm vải)

    Họ và tên:. Lớp:.

    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TOÁN

    ĐỀ SỐ 2

    Bài 1: Đặt tính rồi tính:

    A) 105 + 78 b) 694 – 236 c) 207 x 4 d) 283: 7

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng:

    A. Chữ số 4 trong số 846 có giá trị là:

    A. 46 B. 4 C. 840 D. 40

    B. Số lớn 24, số bé là 4. Số lớn gấp số bé số lần là:

    A 4 B. 6 C. 32 D. 2

    C. Số liền sau số 803 là:

    A 802 B. 805 C. 804 D. 806

    Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm (.) : A) Nếu 45: K = 9 thì k = 5..

    B) Anh 12 tuổi, em 4 tuổi. Vậy tuổi em bằng tuổi anh..

    Bài 4: Dùng ê ke kiểm tra dưới đây có mấy góc vuông:

    * * *

    * * *

    Bài 5: Một cửa hàng buổi sáng bán được 208m vải, buổi chiều bán được số vải gấp đôi so với buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải? Bài giải

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    Họ và tên:. Lớp:.

    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TIẾNG VIỆT

    ĐỀ SỐ 2 Bài 1: Viết vào chỗ chấm:

    A) s hoặc x

    - Từ khi.. inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất.. inh. - Mẹ đặt vào cặp.. ách của bé mấy quyển.. ách để bé.. ách cặp đi học

    B) uôt hoặc uôc và điền dấu phù hợp

    - Những khi cày c.. trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m..

    Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau:

    - Đất nước

    * * *

    * * *

    - Dựng xây

    * * *

    * * *

    Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2) rồi chép lại câu văn:

    (1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

    * * *

    * * *

    * * *

    (2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.

    * * *

    * * *

    * * *

    ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

    Câu 1. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi 'thế nào'

    Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

    Câu 2. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi 'thế nào'

    Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà.

    Câu 3. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

    Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

    * * *

    Câu 4: Câu: "Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển." được viết theo mẫu câu nào?

    A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Cái gì thế nào?

    Câu 5: Câu ' Em còn giặt bít tất' thuộc mẩu câu

    A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. A, b đều đúng D. A, b đều sai

    Câu 6: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:

    Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả

    * * *

    Câu 7: Câu "Ông lão đào hũ bạc lên, đưa cho con" thuộc mẫu câu nào em đã học?

    A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Cả a, b, c đều sai.

    Câu 8: Trong câu "Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền" từ chỉ hoạt động là:

    A. Vất vả B. Đồng tiền C. Làm lụng D. Biết quý

    Câu 9: Câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? Là:

    A) Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn.

    B) Bé con đi đâu sớm thế?

    C) Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

    Câu 10: Câu văn được viết theo mẫu câu Ai thế nào? Là:

    A) Nào, bác cháu ta lên đường!

    B) Mắt giặc trừng tráo mà hóa mong manh.

    C) Trả lời xong, Kim Đồng quay lại.

    Họ và tên:. Lớp:.

    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TOÁN ĐỀ SỐ 3

    Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng:

    A. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của dãy số 72; 63; 54; 45;.. là:

    A. 42 B. 36 C. 63 D. 35

    B. Số thích hợp cần điền vào chổ chấm là: 8m7cm =.. cm là:

    A. 87 B. 807 C. 800

    C. 22 giờ tức là mấy giờ đêm?

    A. 9 giờ B. 10 giờ C. 11 giờ D. 12 giờ d. Chữ số 8 trong 786 có giá trị là:

    A. 800 B. 80 C. 86 D. 8

    Bài 2: Viết các số sau:

    A. Chín trăm linh hai:...

    B. Sáu trăm năm mươi lăm:...

    Bài 3: Viết các số vào chỗ chấm (.) cho thích hơp:

    A/ 753 =.. + 50 + 3 b/ 9 gấp lên 8 lần, rồi bớt 37 thì được:.

    Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm (.)

    A. 326 + 945: 9 = 431..

    B. Một trại chăn nuôi có 150 con gà trống và 3 gà mái. Số gà trống gấp 5 lần số gà mái:.

    B. 139 km đọc: Một trăm ba mươi chín ki-lô-mét..

    Bài 6: Một đội đồng diễn thể dục có 464 học sinh, trong đó số học sinh là học sinh nam.

    Hỏi đội đồng diễn có bao nhiêu học sinh nữ?

    Bài giải

    * * *..

    * * *

    Họ và tên:. Lớp..

    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ SỐ 3

    Đọc thầm và làm bài tập

    BÁC RẤT THƯƠNG LOÀI VẬT

    Lúc ở chiến khu, Bác Hồ nuôi một con chó, một con mèo và một con khỉ. Thông thường thì ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ.

    Mỗi lần chuyển nhà đến nơi ở mới, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó. Hễ chó đi chậm, khỉ cấu hai tai chó giật giật. Chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi núc nga ngúc ngoắc. Ai trông thấy cũng phải cười. Con mèo đen có đốm trắng thì ngoao ngoao lững thững chạy theo.

    Riêng con khỉ thì rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. Khi Bác ăn cơm,

    Bác mở dây và cho nó ăn. Bữa nọ, Bác vừa quay lưng ngó ra sân, nó bèn bốc trộm cơm của Bác và ngồi yên, giấu nắm cơm trong tay, và như không có chuyện gì xảy ra. Tôi nhìn thấy vội kêu lên: "Sao mày bốc cơm của Bác?". Con khỉ vội lom khom chạy đi, vừa chạy vừa quay lại nhìn như sợ Bác giận. Bác chỉ mỉm cười, nụ cười rất hiền lành.

    (Theo Diệp Minh Châu)

    Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

    1. Các con vật được Bác nuôi có quan hệ với nhau như thế nào?

    A- Không ưa nhau b- Rất ghét nhau c- Quấn quýt nhau

    2. Chi tiết nào cho thấy con khỉ rất nghịch?

    A- Hễ con chó đi chậm, nó cấu vào hai tai chó giật giật

    B- Bác vừa quay lưng, nó bèn bốc cơm của Bác, giấu đi

    C- Nó vừa chạy vừa quay lại nhìn Bác như sợ Bác giận

    3. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất tấm lòng rộng lượng của Bác?

    A- Bác dạy cho các con vật biết gắn bó với nhau

    B- Bác mở dây cho con khỉ mỗi khi cho nó ăn cơm

    C- Khi biết con khỉ bốc trộm cơm, Bác chỉ mỉm cười

    4. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ chỉ đặc điểm của các con vật trong bài?

    A- Con chó nhanh nhẹn; con mèo chậm chạp; con khỉ nghịch ngợm

    B- Con chó chạy trước; con mèo đi sau; con khỉ ngồi trên lưng con chó

    C- Con chó nhanh nhẹn; con mèo ngoao ngoao; con khỉ nghịch ngợm

    LUYỆN TỪ VÀ CÂU

    Câu 1: Câu văn có hình ảnh so sánh là:

    A. Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai tay.

    B. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người.

    C. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa.

    Câu 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Nói về anh Kim Đồng:

    * * *

    Câu 3: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:

    Tháng mười một vừa qua trường em tổ chức hôi thi văn nghệ thể thao để chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11.

    Câu 4. Trong câu văn: "Bố là niềm tự hào của cả gia đình tôi". Là kiểu câu nào?

    A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?

    Câu 5. Dòng nào thể hiện là khái niệm của từ "cộng đồng"

    A. Những người cùng làm chung một công việc.

    B. Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau.

    C. Những người cùng nòi giống.

    Câu 6. Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau:

    A. Thông minh - sáng dạ B. Cần cù - chăm chỉ C. Siêng năng - lười nhác

    Câu 7. Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả?

    A. Cư xử, lịch xự. B. Cơm chín, chiến đấu C. Dản dị, huơ vòi

    Câu 8. Dòng nào dưới đây thể hiện tính tốt của người học sinh:

    A. Trong giờ học còn hay nói chuyện.

    B. Chưa làm bài đầy đủ, chưa học thuộc bài trước khi tới lớp.

    C. Ngoan ngoãn, học tập chuyên cần.

    Câu 9. Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau:

    A. Siêng năng - lười nhác

    B. Thông minh - sáng dạ

    C. Cần cù - chăm chỉ

    Câu 10. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi "làm gì?"

    Hòa giúp mẹ xếp ngô lên gác bếp.

    Họ và tên:. Lớp:.

    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TOÁN ĐỀ SỐ 4

    Câu 1. Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:

    A/ Số lớn bằng 18, số bé bằng 6. Vậy số lớn gấp mấy lần số bé?

    A. 6 lần B. 3 lần C. 2 lần

    B/ Cho 5m 2cm =.. cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

    A. 52 B. 520 C. 502

    C/ Một quả cân có giá trị là 20g, vậy 3 quả cân như thế có giá trị là:

    A. 6 g B. 60g C. 60

    Câu 2. Đặt tính rồi tính:

    A. 487 + 302 b. 660 - 251 c. 810: 9 d. 420: 6

    * * *

    * * *

    * * *

    Câu 3: Tìm y

    A/ y: 5 = 141 b/ 5 x y = 375

    * * *

    * * *

    * * *

    Câu 4: Một kho hàng nhập về 4 thùng bánh và 1 thùng kẹo, mỗi thùng bánh cân nặng 150g và thùng kẹo cân nặng 125g. Hỏi kho hàng đã nhập về bao nhiêu gam bánh và kẹo?

    Bài giải

    * * *..

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    Họ và tên:. Lớp..

    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TIẾNG VIỆT

    ĐỀ SỐ 4 CON VOI CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO

    Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng

    Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.

    Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: "Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!". Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng

    Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.

    Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.

    (Theo Đoàn Giỏi)

    Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

    1. Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì?

    A- Bị sa vào cái hố rất sau b- Bị thụt xuống bùn lầy c- Bị nước triều cuốn đi

    2. Hình ảnh "voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi" nói lên điều gì?

    A- Voi rất buồn vì không được cùng chủ tướng đi đánh giặc

    B- Voi rất buồn vì không được sống gần gũi bên chủ tướng

    C- Voi rất buồn vì phải ở lại một mình, không có ai bầu bạn

    3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ?

    A- Chảy nước mắt, có nghĩa, có công

    B- Khôn ngoan, có nghĩa, có công

    C- Có nghĩa, có công, trung hiếu

    4. Vì sao lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách?

    A- Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên

    B- Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa c- Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa

    LUYỆN TỪ VÀ CÂU

    Câu 1. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh trong câu văn dưới đây:

    Ngựa phi nhanh như tên bay.

    Câu 2. Điền từ so sánh ở trong ngoặc vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp:

    Đêm ấy, trời tối đen.. mực. (như, là, tựa)

    Câu 3. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh.

    Tiếng trống ngày tựu trường rộn rã như..

    (một đàn ong ca, tiếng trống hội, tiếng ve kêu)

    Câu 4. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh.

    Giọng cô ấm như..

    (nắng mùa thu, đàn ong ca, tiếng thác)

    Câu 5. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh.

    Tiếng ve đồng loạt cất lên như..

    (một dàn đồng ca, đàn ong ca, đàn chim hót)

    Câu 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

    Ông ngoại đưa tôi đến trường.

    * * *

    Câu 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

    Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

    * * *

    Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

    Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

    (Ai âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng)

    * * *

    Câu 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

    Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

    * * *

    Câu 10. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

    Em là hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường.

    * * *

    Họ và tên:. Lớp:.

    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TOÁN ĐỀ SỐ 5

    I. Trắc nghiệm:

    Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

    1. Số lớn nhất trong các số 3479; 4379; 4397; 4349 là:

    A. 4379 B. 3479 C. 4397

    2. Tổng của hai số 4012 và 405 là:

    A. 4015 B. 8017 C. 4417

    3. Số lớn nhất có ba chữ số chia cho 3 có kết quả là:

    A. 303 B. 111 C. 333

    II. Tự luận:

    Bài 1: Đặt tính rồi tính

    8171 + 1029 3234 + 2125 2104 + 4670 7892 + 476

    * * *..

    * * *..

    * * *..

    Bài 2: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm

    9857.. 9867 2 giờ.. 100 phút

    30 km.. 2000 km 1kg 50g.. 950g

    Bài 3: Nhà bác Lâm nuôi 999 con gà, số con ngan bằng 1/3 số con gà. Hỏi nhà bác Lâm nuôi tất cả bao nhiêu con gà và ngan?

    Bài giải

    * * *..

    * * *

    Bài 4: Tính nhanh

    4054 – 957 + 915 + 1957 + 85 + 2046

    * * *

    * * *

    Họ và tên:. Lớp..

    PHIẾU ÔN TẬP KHỐI 3 - MÔN TIẾNG VIỆT - ĐỀ SỐ 5 ÔNG YẾT KIÊU

    Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài bơi lội. Mỗi lần xuống nước bắt cá, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên.

    Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà cua rất lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Yết Kiêu đến tâu vua:

    - Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin quyết tâm đánh giặc cứu nước. Vua hỏi:

    - Nhà ngươi cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?

    - Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.

    Vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế, giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa.

    (Theo Nguyễn Đổng Chi)

    Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

    1. Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật?

    A- Sức khỏe hơn người, có tài bơi lội b- Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá c- Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi

    2. Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc? A- Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi

    B- Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên

    C- Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước

    3. Yết Kiêu làm cách nào để phá tan thuyền giặc?

    A- Lặn xuống nước, đục thủng đáy thuyền

    B- Lặn xuống nước, đục thủng mạn thuyền

    C-Lặn xuống nước, đục thủng đuôi thuyền

    4. Công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao?

    A- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo

    B- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo c- Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo

    LUYỆN TỪ VÀ CÂU

    Câu 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

    Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.

    * * *

    Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

    Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

    * * *

    Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

    Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

    * * *

    Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

    Ba mẹ dẫn tôi đi chơi.

    * * *

    Câu 5. Câu "Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm" thuộc kiểu câu nào?

    A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì?

    Câu 6. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi "làm gì?"

    Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh.

    Câu 7. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi "làm gì?"

    Bà nội dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

    Câu 8. Đàn cá đang tung tăng bơi lội. Từ chỉ hoạt động là?

    A. Đàn cá

    B. Đang tung tăng

    C. Bơi

    D. Tung tăng bơi lội

    Câu 9. Câu nào có sự vật so sánh?

    A. Trẻ em như búp trên cành

    B. Biết ăn biết ngủ học hành là ngoan.

    Câu 10. Gạch chân sự vật so sánh trong câu sau:

    Trăng tròn như cái dĩa.

    Phùng Văn Định
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...