Câu 1: Một trong những cảm hứng chung của 2 b/thơ "Nhớ rừng" và "Ông đồ" là gì? A. Nhớ tiếc quá khứ B. Thương người và hoài cổ C. Coi thường và khinh bỉ csồng tầm thường hiện tại. D. Đau xót và bất lực Câu 2: Câu thơ nào trong bài "Nhớ rừng" tả con hổ đẹp, lãng mạn nhất? Giải thích ngắn gọn sự lựa chọn của bản thân bằng 2-3 câu văn . A. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. B. Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng C. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. D. Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt. Câu 3: Có biện pháp NT chung nào giữa 2 b/thơ "Nhớ rừng" và "Ông đồ" đã được 2 t/giả triệt để sử dụng và đều rất thành công để khắc sâu cảm hứng lãng mạn về n/vật trữ tình? Sau khi chỉ rõ gọi tên, hãy làm rõ thêm nội dung bằng 1 đvăn ngắn từ 4-5 câu . A. Tưởng tượng và phóng đại C. Đối lập – tương phản B. Nhân hóa và so sánh D. Hình ảnh tạo hình Câu 4: Hai khổ thơ sau trong b/thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên đã gợi cho em những cảm xúc gì? (viết thành đ/văn ngắn khoảng 8-10 câu ) Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. * * * Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay .