LUẬT THƯƠNG MẠI 2 (chương 1+2) DANH MỤC HỌC LIỆU Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM. Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại. Giáo trình – sách chuyên khảo Nguyễn Hợp Toàn (2012), Giáo trình luậtkinh tế, Nxb. Chính trị Quốc gia. Nguyễn Thị Dung (2017), Pháp luật Kinh tế, NXB Lao động. Nguyễn Thị Dung (sửa đổi, bổ sung 2012), Pháp luật về hợp đồng thương mại và đầu tư – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI 1.1. THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI - Thương nhân: Là một trong những khái niệm cơ bản nhất của pháp luật thương mại bởi vì một quan hệ pháp Luật thương mại chỉ được xác lập khi có sự tham gia của ít nhất một bên là thương nhân. CSPL: Khoản 1 Điều 6 LTM 2005 Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Đặc điểm của thương nhân Thứ nhất, chủ thể pháp luật có thể trở thành thương nhân bao gồm cá nhân và tổ chức kinh tế *Cá nhân – Thể nhân – Công dân *Điều kiện để cá nhân trở thành thương nhân? *Tổ chức kinh tế: Tổ chức tiến hành các hoạt động thương mại Thứ hai, để được xem là thương nhân thì cá nhân hay tổ chức này phải tiến hành các hoạt động thương mại. Thứ ba, cá nhân hay tổ chức kinh tế chỉ được xem là thương nhân khi tiến hành các hoạt động thương mại một cách độc lập ĐỘC LẬP: Độc lập về mặt pháp lý. Các chủ thể phải tham gia vào hoạt động thương mại với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập. Văn phòng đại diện, chi nhánh có thể trở thành thương nhân không? Sự phụ thuộc vào mặt tài chính, kinh tế của cá nhân hay tổ chức kinh tế không làm mất đi tính độc lập của các chủ thể Thứ tư, các hoạt động thương mại mà cá nhân hay tổ chức kinh tế đó phải có tính thường xuyên. Thường xuyên: Có tính liên tục trong một khoảng thời gian đủ dài (xác định hay không xác định). Cá nhân: Coi HĐTM là nghề nghiệp và tạo ra thu nhập. Tạm ngừng hoạt động vượt quá giới hạn: Phải thông báo. Thứ năm, các chủ thể phải đăng ký kinh doanh. Tổ chức kinh tế xuất hiện với tư cách là một chủ thể pháp luật và đồng thời là thương nhân từ thời điểm được cấp GNC ĐKDN hoặc tương đương. Loại trừ các tổ chức nghề nghiệp được thành lập và tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp ra khỏi phạm trù thương nhân. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. CSPL: Khoản 1 Điều 3 LTM 2005 ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI - Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi: Trong phạm vi khái niệm này, phải hiểu đây là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi của chủ thể đặc biệt, chủ thể thường xuyên, chủ yếu của hoạt động thương mại - Chỉ bao gồm những hoạt động gắn liền với mục đích tồn tại của thương nhân. Bởi vì với tư cách là một chủ thể pháp luật, thương nhận có thể thiết lập các mối quan hệ xã hội khác ngoài mục tiêu hoạt động của nó nên sẽ có rất nhiều hoạt động không được xem là hoạt động thương mại. 1.2 HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Hợp đồng: Thỏa thuận, khế ước, giao kèo, thỏa ước, ước định, hiệp ước BLDS 2015 Điều 385 BLDS 2015: "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự". - Thứ nhất, trong mối quan hệ HĐ phải có ít nhất hai bên chủ thể - Thứ hai, trong mối quan hệ HĐ phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên - Thứ ba, sự thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự - Tóm lại, hợp đồng có bản chất là sự tự nguyện thỏa thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong xã hội. Hợp đồng thương mại Định nghĩa? Đặc điểm của HĐTM - Thứ nhất, về chủ thể: HĐTM được thiết lập chủ yếu giữa các thương nhân. Có những quan hệ HĐTM đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân (HĐ đại diện cho thương nhân, HĐ đại lý TM) nhưng cũng có những HĐTM chỉ đòi hỏi ít nhất một bên là thương nhân (HĐ ủy thác MBHH, HĐ môi giới thương mại) - Thứ hai, về hình thức, HĐTM được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng lời nói, hành vi cụ thể hay bằng văn bản (hoặc hình thức khác có giá trị tương đương), trừ TH pháp luật có yêu cầu bắt buộc về hình thức. - Thứ ba, mục đích phổ biến của các bên trong HĐTM là sinh lợi nhưng cốt lõi là lợi nhuận. Trường hợp hợp một bên của HĐTM không nhằm mục tiêu «sinh lợi» thì về nguyên tắc những HĐ này không đương nhiên chịu sự điều chỉnh của LTM 2005 (khoản 3 Điều 1) ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HĐTM - Thứ nhất, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, bởi vì hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên. - Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.. - Thứ ba, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. - Thứ tư, nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng thì phải tuân theo quy định này.