Ôn tập kiến thức bài chuyện người con gái nam xương - Nguyễn dữ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tientien1701, 12 Tháng năm 2021.

  1. tientien1701

    Bài viết:
    40
    Chuyện Người Con Gái Nam Xương

    (Nguyễn Dữ)


    I. Kiến thức cơ bản:

    1. Tác giả: Nguyễn Dữ

    - Sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

    - Tuy học rộng, tài cao nhưng ông tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà.

    - Sáng tác của ông thể hiện cái nhìn tích cực đối với văn học dân gian.

    2. Xuất xứ: Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kì mạn lục. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được gọi là truyện "Vợ chàng Trương".

    3. Thể loại: Truyện truyền kì

    4. Nội dung (Mình sẽ nói kĩ hơn ở 1 đề cụ thể nhé)

    A. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

    * Giá trị hiện thực

    - Bi kịch oan khuất của Vũ Nương

    - Sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh

    * Giá trị nhân đạo

    - Ca ngợi vẻ đẹp của Vũ Nương

    - Niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến (với bi kịch của Vũ Nương lẫn việc Vũ Nương trở về nhân thế

    - Sáng tạo thêm yếu tố truyền kì và kết thúc có hậu cho truyện

    5. Nghệ thuật tiêu biểu

    * Khai thác vốn văn học dân gian

    * Yếu tố truyền kì (yếu tố kì lạ - kì ảo, hoang đường - được lưu truyền)

    - Những yếu tố kì ảo

    + Phan Lang lạc vào động rùa được Linh Phi cứu, đãi yến tiệc, gặp Vũ Nương và được đưa về dương thế.

    + (Trương Sinh lập đàn tràng giải oan cho vợ) Vũ Nương hiện về lung linh, huyền ảo trong chốc lát..

    - Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo

    + Đưa yếu tố kì ảo vào câu chuyện, tác giả muốn làm cho câu chuyện ly kì, hấp dẫn; tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm.

    + Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương (tuy không còn ở dương thế nhưng vẫn còn nặng tình với cuộc đời, quan tâm chồng con, khao khát được phục hồi danh dự)

    + Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

    Chúc các bạn học tốt! Nếu các bạn ủng hộ và sẽ ôn kĩ càng và từng đề cụ thể nhé
     
    Mẩu Tũn thích bài này.
    Last edited by a moderator: 6 Tháng tư 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...