Ở Rể là gì? Ở rể là: Khi người con trai và con gái kết hôn, thay vì người con gái về nhà chồng làm dâu ở nhà chồng, thì người con trai lại đến nhà bố mẹ vợ ở rể và ở luôn nhà bố mẹ vợ, kế thừa các công việc cũng như sứ mệnh làm một người con trai trong nhà bố mẹ vợ đến hết đời. Thường các nhà kén rể ngày xưa là không có con trai nối dõi tông đường, kế thừa sự nghiệp trong nhà nên phải chọn hình thức kén rể. Những người ở rể thời này được coi là một người con trai trong nhà, ngoài thừa kế sự nghiệp còn có hương hỏa nhà bố mẹ vợ hết đời. Những người này sẽ không được coi là nhân khẩu ở nhà mẹ đẻ, cũng giống như là đã gả đi ra ngoài con gái vậy, nếu đời sau đẻ được contrai thì cho con trai kế thừa sự nghiệp nhà bố mẹ vợ, còn không có con trai sẽ lại tiếp tục một vòng kén rể mới. Ngày nay hình thức ở rể vẫn xảy ra rất nhiều nhưng không phải nhà gái không có con trai mà là họ vẫn có con trai, một phần là người con trai ở xa, cũng có thể anh chị em vợ cùng chung một nhà. Nhưng đa số hình thức ở rể là nhà bố mẹ vợ neo người, nhà rộng rãi, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cho con rể và con gái ở, và những người ở rể cũng thuận tiện cho công việc chẳng hạn hoặc tiết kiệm chi phí. Với xã hội càng ngày càng phát triển thì bố mẹ vợ ngày nay càng ngày càng tâm lý luôn thông cảm cho các con trẻ, các anh ở rể cũng nghĩ thông thoáng không ít, bỏ qua sĩ diện bản thân mà tiếp nhận gia đình vợ, còn các chị vợ luôn thông cảm, tôn trọng chồng ngày càng khéo léo luôn tạo cho chồng có cảm giác như ở chính nhà mình. Chính vì thế việc ở rể thuận lợi hơn nhiều và tốt cho cả các bên. Theo thống kê của mới đây của Viện khoa học xã hội Việt Nam thì tỷ lệ sống chung với bố mẹ vợ đang tăng lên ở thế hệ trẻ, sau khi kết hôn ở nhà bố mẹ vợ đã chiếm tới 11% và vẫn có dấu hiệu tỷ lệ tăng lên nếu được tuyên truyền và cổ vũ. Riêng ở Việt Nam vẫn có một số các dân tộc còn có Tục ở rể như Ê đê, Thái, Dao, Ba Na, Kơ Ho, Gia Rai, Sán Chỉ.. Những dân tộc có tục kén rể này đa số đều theo chế độ mẫu hệ, con cái đẻ ra sẽ theo họ mẹ. Những người con trai đến độ tuổi kết hôn sẽ được bên nhà gái dùng các lễ vật thách cưới để cưới về nhà, Trở thành con rể và được phép ăn ở, qua lại trong gia đình bố mẹ vợ một cách đàng hoàng. Tùy từng dân tộc, hoàn cảnh điều kiện nhà trai mà lễ vật thách cưới và lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái sẽ khác nhau nhưng điểm chung của các dân tộc có tục ở rể này là nhà gái luôn được thêm người con trai về nhà thay vì gả con gái đến nhà khác. Cho nên ở một xã hội bình đẳng và độc lập, ở trong các quan niệm mới đã hình thành thì trong mỗi người dù làm dâu hay ở rể cũng đều giống nhau là đều phải học cách sống chung và vượt qua những mâu thuẫn. Không ai là hoàn hảo toàn diện nhưng hạnh phúc hay khổ sở đều phụ thuộc vào việc những người trong cuộc biết cách ứng xử, làm chủ cuộc sống của mình hay không thôi!