Ô nhiễm môi trường biển - Rác thải nhựa

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Tiểu nô nô, 3 Tháng mười một 2021.

  1. Tiểu nô nô

    Bài viết:
    157

    Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài với ba mặt giáp biển Đông bao gồm: Đông, Nam và Tây Nam. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km cùng với vùng lãnh hải dài hơn 12 hải lý, bắt đầu từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang, với các vùng biển và thềm lục địa, trung bình cứ 100km đất liền thì có 1km bờ biển. Biển Đông là khu vực biển với khoảng vài nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó bao gồm các đảo san hô, rạn san hô, rạn san hô vòng, bãi cạn và bãi ngầm. Phần lớn các đảo này jhông có người sinh sống, và thường bị ngập trong nước biển khi triều cường, một số nằm ngầm dưới mặt nước. Các đảo ở biển Đông của Việt Nam được chia thành 3 nhóm quần đảo là: Quần đảo Đông Sa ở phía Bắc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Biển Việt Nam có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, làm giàu cho đất nước. Ngoài ra, biển Việt Nam có vai trò quan trọng trong xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh.

    [​IMG]

    Hiện nay, biển Việt Nam đang đứng trước thực tại bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân như từ chất thải hóa học, chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt, tiếng ồn hoặc sự lây lan của các loài xâm lấn gây tác động xấu tới biển. Hầu hết các nguồn gây hại đến từ đất liền, do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác công nghiệp của con người. Trong số đó, rác thải biển là chất thải do con người tạo ra đã cố ý hoặc vô tình được thải ra biển hoặc đại dương, loại rác thải phổ biến nhất là rác thải nhựa.

    [​IMG]

    Rác thải nhựa nổi trên đại dương có xu hướng tích tụ ở các con sông và trên các đường bờ biển và thường xuyên xuất hiện khi thuỷ triều xuống. Theo thời gian, các loại rác thải nhựa lớn bị tác động từ tự nhiên phân hủy thành các mảnh nhựa nhỏ, các hạt vi nhựa, được tôm cá và các loài thủy sinh vật hấp thu, và đi vào lưới thức ăn, từ đó tác động ngược lại đến sức khỏe của con người. Theo các báo cáo, ước tính rằng có khoảng 86 triệu tấn mảnh vụn nhựa từ biển trên toàn thế giới tính đến cuối năm 2013, giả định rằng 1, 4% lượng nhựa toàn cầu được sản xuất từ năm 1950 đến 2013 đã đi vào đại dương và tích tụ ở đó.

    [​IMG]

    Rác thải nhựa có nhiều tác động tiêu cực đến biển ví dụ như: Các động vật sống trên hoặc dưới biển ăn phải rác trôi dạt do nhầm lẫn, vì nó thường trông giống với con mồi tự nhiên của chúng (các thương tổn đối với sinh vật biển nặng nhất có thể gây chết), các loại chất phụ gia độc hại được sử dụng trong sản xuất nhựa có thể ngấm vào môi trường xung quanh khi tiếp xúc với nước, nó gây ra sự ô nhiễm cho nguồn nước đại dương, nâng mức độ ô nhiễm trong chuỗi thức ăn trở nên cao hơn, và ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

    [​IMG]

    Để giảm đáng kể lượng chất thải nhựa bạn tạo ra, nhiều biện pháp giúp bạn góp phần chung tay để xây dựng một thế giới xanh sạch hơn, bảo vệ môi trường biển của Việt Nam và bảo vệ tương lai của chúng ta được đề xuất bao gồm:

    - Thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa

    - Mua đồ có bao bì hộp giấy thay vì chai/hộp nhựa, hoặc đơn giản hơn là bạn tự mang hộp của mình đi

    - Hạn chế kẹo cao su

    - Dùng lọ thủy tinh có thể tái sử dụng

    - Dùng chai lọ hay đồ dùng như đũa, muỗng, nĩa có thể tái sử dụng

    - Trả lại đồ đựng hàng hóa có thể tái sử dụng

    - Không dùng túi nilon và các sản phẩm tương tự

    Trên đây là một vài cách để giúp chúng ta có thể thay đổi thói quen sống, làm giảm bớt rác thải nhựa, giảm tải cho môi trường đại dương. Hãy cùng tạo dựng một lối sống xanh vì môi trường các bạn nhé.

     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...