Ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Tiểu nô nô, 22 Tháng năm 2022.

  1. Tiểu nô nô

    Bài viết:
    157
    Bên cạnh các vấn nạn ô nhiễm môi trường như rác thải nhựa, chất thải rắn, chất thải nguy hại.. thì ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng mà Việt Nam đang phải đối mặt. Trong bài viết này, mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về ô nhiễm không khí taị Việt Nam nhé.

    Đầu tiên cần làm rõ, môi trường không khí là gì? Môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao bọc quanh trái đất có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên toàn bộ bề mặt trái đất. Cần phân biệt rằng, môi trường không khí xung quanh và môi trường không khí trong nhà là khác nhau. Ở bài viết này, mình sẽ tập trung vào môi trường không khí xung quanh nhé.

    Theo định nghĩa của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Như vậy, về cơ bản, ô nhiễm không khí là sự biến đổi về chất (xuất hiện các chất gây độc, gây hại cho con người hoặc sinh vật) hoặc lượng (gia tăng hoặc giảm đi thành phần sẵn có trong không khí đến mức có thể gây độc, gây hại cho con người hoặc sinh vật). Như vậy, khác với các loại ô nhiễm khác, ô nhiễm không khí thường khó có thể nhận thấy bằng mắt thường (vì có thể dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng thời tiết tự nhiên như sương mù), và vì vậy, chúng thường làm cho con người mất cảnh giác và không có nhiều nhận thức về tác hại của loại ô nhiễm này.

    [​IMG]

    Ô nhiễm không khí do núi lửa phun trào​

    Vậy, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí?

    Cần phải biết rằng, ô nhiễm không khí khác với ô nhiễm rác thải nhựa hay ô nhiễm chất thải rắn ở chỗ, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí có thể xuất phát từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Các nguồn gây ô nhiễm không khí từ tự nhiên thường được biết đến bao gồm: Các hoạt động phun trào của núi lửa, cháy rừng tự nhiên, bão cát, quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên.. Mặt khác, các nguồn gây ô nhiễm không khí nhân tạo đáng kể nhất bao gồm: Hoạt động sản xuất công nghiệp (đặc biệt là hoạt động tiêu thụ các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, gas), hoạt động nông nghiệp (phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, đốt đồng), hoạt động giao thông vận tải.. Các nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là nguồn nhân tạo. Tuy nhiên, tùy vào từng khu vực, thời tiết khí hậu, hoặc hoạt động của con người mà ô nhiễm không khí sẽ khác nhau về đặc tính và cường độ. Tại Việt Nam, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của dân cư hai khu vực này.

    [​IMG]

    Hà Nội và Thanh phố Hồ Chí Minh là hai khu vực ô nhiễm nhất tại Việt Nam​

    Bất kì loại nhiễm môi trường nào cũng gây ra rất nhiều hậu quả cho động, thực vật và con người, ô nhiễm không khí cũng không ngoại lệ. Ô nhiễm môi trường không khí đã được chứng minh là tác nhân chính dẫn đến tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư.. gia tăng. Theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí là một trong nhiều thủ phạm gây nên các bệnh tim mạch, đột quỵ não lên tới 25%. Thêm vào đó, ô nhiễm môi trường không khí còn làm trầm trọng hơn các bệnh hen suyễn, ung thư phổi. Chúng còn tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ hay dễ cáu gắt.

    Trước tình hình ô nhiễm môi trường không khí ngày càng trầm trọng đang diễn ra, mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ sức khỏe cũng như hành tinh của chúng ta. Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những cái nhìn đúng đắn về tình trạng ô nhiễm không khí và có những kế hoạch hành động nhằm đối phó với tình trạng này. Nhiều chương trình hành động đã được ban hành và thực hiện nhằm làm giảm ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, những nỗ lực này là vẫn chưa đủ. Đối với cá nhân mỗi chúng ta, chung tay góp một phần sức lực của mình trong việc giảm nhẹ ô nhiễm không khí là hoàn toàn có thể, chúng ta có thể thay đổi những thói quen sống hàng ngày của mình, hoặc tạo ra những thói quen mới tốt hơn để cải thiện môi trường không khí.

    Hi vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về ô nhiễm không khí, nguyên nhân và tác hại của nó cũng như tìm ra giải pháp để giải quyết vấn nạn này.
     
    Ngọc Thiền Sầu, NabMemoriesỘt Éc thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...