1. Nước Úc · Giới thiệu sơ lược vế địa lý và lịch sử Úc (Hán-Việt cũ: Úc Đại Lợi; tiếng Anh: Australia, có tên chính thức là Liên bang Australia (Commonwealth of Australia) là một quốc gia nằm ở Nam bán cầu. Visa Úc Đây là nước lớn thứ sáu trên thế giới, là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa và cũng là nước lớn nhất trong khu vực Úc-Á (Australasia/ châu Đại Dương). Nó cũng gồm một đảo lớn là Tasmania, một tiểu bang của Úc và nhiều hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các nước láng giềng của Úc gồm có: - New Zealand về phía Đông Nam; - Ndonesia, Đông Timor và Papua New Guinea về phía Bắc; - Quần đảo Solomon, Vanuatu và New Caledonia về phía Đông Bắc. Lục địa Úc đã bắt đầu có thổ dân định cư từ 42.000 năm trước. Sau một vài chuyến viếng thăm lác đác của các ngư dân ở phương Bắc và các hình trình khám phá của người châu Âu mà đầu tiên là của người Hà Lan năm 1606, lãnh thổ phía Đông của Úc đã bị người Anh tuyên bố chủ quyền và họ bắt đầu thành lập những vùng lưu đày ở New South Wales từ ngày 26 tháng 1 năm 1788. Vì dân số ngày càng gia tăng và nhiều vùng đất mới được khám phá, năm thuộc địa hoàng gia tự trị mới được thành lập trong suốt thế kỷ 19. Ngày 1 tháng 1 năm 1901, sáu thuộc địa chính thức liên kết trở thành một liên bang thống nhất dẫn tới việc Liên bang Australia ra đời. Từ đó Úc vẫn giữ vững thể chế chính trị dân chủ tự do và hiện vẫn nằm trong vương quốc thịnh vượng chung. Thủ đô của Úc là Canberra tọa lạc trong lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT). Vì điều kiện thiên nhiên không thuận lợi sâu trong lục địa nên xấp xỉ 60% trong dân số 21, 7 triệu người của Úc sống tập trung ở các thủ đô của bang như Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth và Adelaide. 2. Văn hóa -Con người ở úc Nước Úc khá bao dung đối với người từ những nền văn hóa khác. Mặc dù Úc có rất nhiều phong tục tập quán, mỗi thành viên trong cộng đồng luôn được khuyến khích duy trì và chia sẻ những giá trị văn hóa và tôn giáo trong khuôn khổ Pháp luật cũng như tôn trọng quyền của những người khác. Để thích nghi được với cuộc sống ở nơi đây, chúng ta cần phải hiểu rõ được những phong tục này. Người Úc dùng nhiều cách nói hay những tiếng lóng có thể nghe lạ tai đối với người mới đến Úc. Nếu không hiểu, bạn có thể hỏi những câu nói đó có nghĩa là gì. Sau đây là một số thí dụ: • Bring a plate – khi được mời đến một buổi họp mặt xã giao hay liên quan đến công việc và người ta nói bạn "bring a plate", có nghĩa là khi đến bạn nhớ đem theo một món ăn để mọi người cùng nhau thưởng thức. • BYO – đây là chữ tắt của "Bring Your Own", có nghĩa là bạn tự cung cấp nước giải khát như rượu, nước trái cây, nước ngọt hay nước lạnh. Một số nhà hàng có BYO thì khi đến những nhà hàng này, bạn có thể đem theo rượu đã có sẵn, tuy nhiên thường thì bạn phải trả tiền cho nhà hàng vì họ cung cấp ly và rửa ly cho bạn - tiền phụ trội này gọi là "corkage". • Fortnight – fortnight có nghĩa là hai tuần lễ. Nhiều người Úc được trả lương mỗi hai tuần. Cách ăn mặc - Ucs là một xã hội đa chủng tộc, trang phục ở đây thường không có nhiều quy định cụ thể, mặc dù cũng có một số yêu cầu về cách ăn mặc trong một số tình huống. Bao gồm giày an toàn, nón bảo hộ ở công trường hoặc đồng phục cho cảnh sát, quân đội hay các tổ chức khác. - Phần lớn các cơ quan đều có đồng phục chuẩn. Bên ngoài công sở, cách trang phục tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Mọi người thường ăn mặc theo mùa và thời tiết. Các câu lạc bộ, rạp chiếu phim và một số nơi khác đòi hỏi phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp. - Dân cư Úc chủ yếu tập trung ở ven biển nên họ luôn ăn mặc thoải mái khi đi biển, những tình huống va chạm về cách ăn mặc thường không xảy ra ở đây. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ khỏi sự tấn công thân thể. Những người Úc đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau nên ăn mặc theo phong cách truyền thống, có thể theo phong cách tôn giáo hoặc phong tục như áo dành cho các thầy tu, khăn đội đầu.. cũng là một phần phản ánh tôn giáo và niềm tin và nó đáng được khuyến khích. Những người từ nơi khác chuyển đến thường không ăn mặc theo tôn giáo của họ Phép lịch sự - Người Úc thường nói "please" (xin vui lòng, hoặc làm ơn) khi muốn hỏi xin hay cần giúp điều chi và thường nói "thank you" (cảm ơn) khi được người khác giúp đỡ hay cho một thứ gì. Không nói "please" hay "thank you" bị coi là bất lịch sự. - Người Úc thường nói "excuse me" (xin lỗi) khi muốn được người khác chú ý tới mình và "sorry" (xin lỗi) khi họ tình cờ đụng chạm hay va vào người khác. - Người Úc cũng nói "excuse me" hay "pardon me" (xin lỗi) khi ợ nơi công cộng hay tại nhà người khác. Về gặp gỡ và đàm phán - Bạn nên đúng giờ trong các cuộc họp hay các buổi hẹn. Trong trường hợp đến trễ bạn nên liên lạc cho người ta biết trước. Điều này rất quan trọng trong các cuộc hẹn gặp chuyên nghiệp bởi bạn có thể bị phạt tiền nếu trễ hẹn hoặc bỏ buổi hẹn mà không thông báo trước. Người luôn trễ hẹn thường được coi là người không đáng tin - Nếu bạn nhận được thư mời đi tham dự một dịp tiếp tân hay họp mặt nào đó, trong thư mời có thể có chữ 'RSVP' bên cạnh có đề ngày. Đây có nghĩa là người gửi thư mời muốn biết bạn có thể đến tham dự được hay không. Và theo phép lịch sự bạn nên trả lời cho họ trước ngày đó. Ứng xử nơi công cộng - Đa số người Úc xì mũi vào khăn tay hay khăn giấy chứ không xì mũi lên hè đường. Khạc nhổ cũng vào khăn tay hay khăn giấy chứ không khạc nhổ lên hè đường. Nhiều người Úc nói "bless you" (chúc phước) khi người khác hắt hơi (hắt xì) – đây là thói quen chứ không có ý nghĩa tôn giáo. - Một số cách hành xử không những bị coi là bất nhã mà còn trái luật. Thí dụ như chửi thề nơi công cộng, xô đẩy dành chỗ đứng khi xếp hàng, tiểu tiện (đi tiểu) hay đại tiện (đi cầu) ở bất cứ chỗ nào khác ngoại trừ ở nhà tiêu công cộng hay tư nhân. Gặp gỡ và giao thiệp - Khi gặp người nào đó lần đầu tiên, thông thường bạn phải bắt tay bằng tay phải của mình. Ngoài ra, những người không quen biết nhau thường không ôm hoặc hô nhau khi mới gặp. - Nhiều người Úc nhìn thẳng vào mắt người khác khi họ trò chuyện và coi đó như là sự kính trọng và cho thấy đó là dấu hiệu của sự lắng nghe. Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm cho một số người cảm thấy khó chịu hay xấu hổ. - Khi tiếp xúc với người khác lần đầu tiên, họ thường không cảm thấy thoải mái khi phải đặt câu hỏi hoặc bị hỏi những câu hỏi liên quan đến tuổi tác, tình trạng hôn nhân và tài chính. - Khi được giới thiệu với người khác bằng tên riêng hoặc được yêu cầu xưng hô bằng tên riêng, bạn có thể xưng hô bằng "tên riêng" còn thường thì bạn nên dùng "họ" khi xưng hô với người mới gặp (ví dụ như Mr Leo, Ms Wiang) Tuy nhiên, người Úc thường gọi nhau bằng "tên riêng" nơi làm việc hoặc giữa bạn bè với nhau. Một số điều cần lưu ý khác - Khác với người Nhật hay người Hàn thì tặng quà không phải là nét văn hóa phổ biến của người Úc nhưng nếu như bạn có ý định tặng quà cho họ thì bạn cần có sự lựa chọn rất kỹ lưỡng để thể hiện sự tôn trọng đối với họ. - Người Úc rất thích thể thao vì thế họ thường rất thích bàn luận về các chủ đề thể thao ngay cả trên bàn đàm phán. 3. Những luật pháp 'kì lạ' từng tồn tại ở Úc - Không được sơ hưu quá 50 kg khoai tây - Điều này đúng. Nhưng hiện tại, thì cũng khá hiếm - Công ty Tiếp thị Khoai tây của Australia - tập đoàn cuối cùng của Australia - có thể ngăn chặn và điều tra bất kỳ chiếc xe nào nghi ngờ mang trên 50kg khoai tây. Nó được ghi trong luật từ năm 1946. - Nhưng có một tin tốt là: Thủ tướng Colin Barnett nói ông sẽ bãi bỏ Tổng công ty Tiếp thị Khoai Tây nếu ông vẫn được bổ nhiệm trong cuộc bầu cử vào năm tới. - Bạn không thể bơi tại Brighton Beach, Victoria, trừ khi bạn đang mặc những bộ đồ tắm từ dài từ cổ đến đầu gối. - Quy tắc này có thể hợp lý nếu được thi hành trong những lần cách đây một thế kỷ. Nhưng hiện nay thì luật này không mấy hợp lý. - Trong số những cái gọi là "pháp luật Úc kỳ quái" lưu hành trực tuyến, đây là một trong số những tiêu điểm hàng đầu, vì vậy news.com. Au đã đi đến Hội đồng Thành phố Bayside của Victoria để có lời phát biểu cuối cùng về vấn đề này. Một phát ngôn viên của Hội đồng cho biết bãi biển Brighton "xóa bỏ luật yêu cầu quy định áo tắm" - Việc hậu tạ cho việc nhận lại được tài sản bị đánh mất, mà không có yêu cầu trả lại đã phạm pháp ở Úc - Vâng - đây chính xác là một hành vi phạm tội ở Nam Úc và Tasmania. - Trong các khu vực pháp lý ở nước này, nếu một người công khai phần thưởng của việc trả lại tài sản đã bị đánh cắp hoặc bị mất - và trường hợp cho thấy không có câu hỏi nào được yêu cầu khi trả lại tài sản đó - người đó có thể bị kết tội và bị phạt mức phạt tối đa là 500 đô la. - Nói cách khác, chỉ vì bạn biết ơn sự trở lại của tài sản bị mất không có nghĩa là bạn có quyền để cho một tên trộm tiềm ẩn khỏi lưới pháp luật. - Quý vị có thể bị phạt 200 đô la vì sờ dây điện gây ra cái chết của quý vị - Đó là một hình phạt rất kỳ lạ ở Úc. Một hình ảnh tiêu biểu của hình phạt dường như hợp pháp này là từ Newcastle, NSW đã lưu hành trực tuyến trong nhiều năm, và đã nhận được rất nhiều lời nhạo báng trên thế giới - Việc thay đổi bóng đèn của riêng bạn ở Victoria là trái pháp luật - Có nhiều người tin rằng nếu bạn không phải là một thợ điển chuẩn thì theo luật Victoria thì việc tự ý thay đổi bóngđền trong nhà bạn là vi phạm pháp luật May mắn thay, phát ngôn viên của Energy Safe Victoria đã có tin tốt. - "Tôi có thể khẳng định rằng việc thay đổi bóng đèn ở Victoria là điều bất hợp pháp," bà nói với news.com. Au. - Dù Đạo luật An toàn Điện đã làm việc bạn thay đôi các đồ điện trở nên bất hợp pháp nếu bạn không được cấp phép, việc thay đổi bóng đèn và tháo phích cắm khỏi ổ cắm được đặc biệt được miễn trừ khỏi yêu cầu này theo lệnh của Hội đồng G17 - Trong trường hợp không có nhà vệ sinh, bạn có thể đi tiểu hợp pháp trên lốp trái sau của xe - VIỆC tiểu tiện nơi công cộng được coi là một hành vi phạm tội trên khắp nước Úc cho dù bạn có làm bằng cách nào đi chăng nữa thì nó vẫn được xem là một hành vi vi phạm pháp luật. - Việc tiểu tiện nơi công cộng được xem là một hành vi phạm tội ở Queensland, Nam Úc và ACT. Ở NSW, nó không phải là một hành vi vi phạm pháp luật nhưng người thực hiện nó sẽ bị buộc tội hành vi xúc phạm theo Đạo luật Hành vi phạm tội và phạt 500 đô la. - Tương tự như vậy ở Victoria và Tasmania. Cảnh sát Tây Úc gần đây đã tuyên bố họ cũng sẽ phát hành phạt tại chỗ 500 đô la cho những người công khai đi tiểu. - Vì vậy dù thế nào đi chăng nữa bạn không nên đi tiểu trên lốp xe của bạn. Vậy nên trước khi đặt chân đến nước Úc bạn nên tìm hiểu rõ pháp luật nơi đây nhé. - Nguồn: Duhocch (Mình cũng không hiểu về Úc lắm, nên một vài phần là do mình tổng hợp về và không chỉnh sử nhiều, vì thế nó khá giống văn bản gốc. Vậy nên mong mọi người thông cảm)