Đề: Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về (Trích Đất nước, Nguyễn Đình Thi) Từ những xảm xúc và suy nghĩ khi tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh và từ những hiểu biết về lịch sử đất nước mình, em hãy viết bài văn về những tiếng vọng ngày xưa mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nói đến trong đoạn thơ trên. Việt Nam- tiếng gọi thiêng liêng mà thân thuộc - gợi cho mỗi chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau mỗi khi cất lên. Với chiều dài lịch sử hơn 4000 năm, đất nước ta đã phải trải qua biết bao thăng trầm với những sự kiện lịch sử, với những chiến công vang dọi mà lớp lớp cha anh đã làm nên. Và hôm nay, khi đất nước đang từng bước thay gam màu mới, thì những dấu son đó cùng lời căn dặn của người xưa vẫn là lời răn dạy quý báu ch con cháu: Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. (Trích Đất nước, Nguyễn Đình Thi) " Những tiếng vọng ngày xưa" - là những lời mang những hào hùng của những trang sử chói lọi mãi đến ngàn sau. Đó là vua Hùng lập nước, khai sinh ra Văn Lang- trang khởi đầu cho một thế hệ mãi phồn vinh. Đó là lời kêu gọi nghĩa quân kháng chiến của vua Quang Trung, là cuộc đại thắng quân Thanh rực rỡ. Đó là tiếng súng, tiếng bom trong những năm mà hai miền chia cắt, ta đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, là niềm vui reo vang khi lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đỉnh Dinh Độc Lập. "Những tiếng vọng ngày xưa" cho ta nghe thêm về những câu chuyện, những kì tích đáng tự hào mà thế hệ đi trước đã viết nên. Đó là câu chuyện của Hai Bà Trưng- hai người phụ nữ đứng lên chống lại ách đô hộ, bảo vệ nhân dân, là câu chuyện của Trần Quốc Toản - người sáu tuổi xung phong đánh giặc. Đó còn là câu chuyện của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi hai mươi mốt. Vậy, bạn có biết, "những tiếng vọng ngày xưa" đó có ý nghĩa như thế nào không? Chính là để ta thêm tự hào về đất nước ta, đất nước ta, là một bản hùng ca sống mãi với thời gian. Nó nhắc ta nhớ về quá khứ oanh liệt của những ngày tháng đấu tranh. Và nó cũng nhắc ta về những đau thương mà chiến tranh gây nên. Hơn một ngàn năm sống dưới ách đô hộ của giặc phương Bắc, dân ta đã phải chịu biết bao áp bức, tủi nhục. Rồi những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, chiến tranh tàn phá làng mạc, ruộng vườn, làm gia đình li tán. Biết bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để giữ gìn hòa bình cho mai sau.. Từ đó, những tiếng gọi ngày xưa vọng về, nhắc nhở ta về trách nhiệm của thế hệ trẻ. Nó nhắc cho ta nhớ về công lao to lớn của lớp người đi trước để kế thừa và phát huy. Ngày nay, khi bầu trời đã im tiếng súng, thì ta phải giữ gìn cho nó thật trong xanh và yên bình, đồng thời vẽ lên đó những gam màu mới: Gam màu của một Việt Nam hiện đại, hội nhập và năng động. Bên cạnh đó ta cũng phải giữ lại những mảng màu của quá khứ đẫm máu chiến tranh, để ta thêm quí trọng giây phút bình yên của hiện tại, để ta sống tốt hơn, cống hiến nhiều hơn, viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi ngày nay vẫn có những người không biết lắng nghe những tiếng vọng ngày xưa. Họ không có lòng tự hào Tổ quốc, không không đúmg bổn phận của con cháu Lạc Hồng. Thật đáng buồn một số người đã chọn định cư ở trời Tây, ở những nước phát triển mà quên mất gốc gác của nguồn cội, quên đi việc đóng góp cho quê nhà.. Sao em không về với trăm nhớ ngàn thương Tổ quốc bình yên với giang sơn gấm vóc Một nhà máy mới xây, một vỉa dầu rực rỡ Chan nước mắt vui từ giấc mơ ông bà.. Những tiếng vọng ngày xưa- sẽ còn mãi vọng về ngàn sau, trở thành lời răn dạy cho các thế hệ con cháu. Rằng ngay từ bây giờ, hãy học tập, hãy lao động, hãy cống hiến, để xứng đáng với những gì mà lớp lớp cha anh đã làm nên, để kế thừa truyền thống mà người xưa để lại. Và, để tự hào là người con của đất nước Việt Nam. Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất..