Trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, có rất nhiều câu nói đề cập tới những phẩm chất tốt đẹp của con người. Câu tục ngữ "Nước chảy đá mòn" là một trong số đó. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, câu tục ngữ này nếu giải thích theo khoa học là hiện tượng vật lí hay hóa học chưa? Những sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu tục ngữ "Nước chảy đá mòn" không còn quá xa lạ với mọi người. Đây đều là những khái niệm vô cùng đơn giản và gần gũi với cuộc sống. "Nước" là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nó là nguồn sống quan trọng đối với con người nói riêng và tất cả các sinh vật nói chung. "Đá" là một loại chất rắn, thường được thành hình theo hòn, tảng. Nhìn chung, đá khá cứng và vững chãi, vậy nên người xưa thường ví "cứng như đá" là vì vậy. "Chảy" là động từ thể hiện sự di chuyển thành dòng của chất lỏng. "Mòn" là tính từ thể hiện sự mất dần, thiếu hụt dần trên bề mặt do quá trình cọ xát. Hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ "Nước chảy đá mòn" chỉ hiện tượng trong tự nhiên, là quá trình ăn mòn của nước trên mặt đá qua thời gian dài, tạo thành những tảng đá được mài trơn nhẵn. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ này có nghĩa là chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì thành công sẽ tới. Ngay từ ban đầu, nhiều người đã cho rằng câu tục ngữ trên xuất phát từ hiện tượng vật lí. Với sự tác động của dòng cháy nước lên đá theo thời gian dài hình thành nên sự bào mòn, nhưng thực ra hiện tượng này chỉ đúng đối với những loại đá mềm, có độ kết dính không cao, còn đối với những loại đá cứng với độ kết dính cao thì hiện tượng bào mòn vật lí là không có khả năng xảy ra. Theo hóa học, thành phần chính của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành muối axỉt. Phương trình hóa học: CaCO3 + H2O + CO2 → Ca (HCO3) 2 Khi nước chảy cuốn theo Ca (HCO3) 2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đá làm cho đá bị ăn mòn dần. Vậy để trả lời câu hỏi "Nước chảy đá mòn là hiện tượng vật lí hay hóa học?", ta chỉ có thể giải thích hợp lí theo cơ sở hóa học.