Núi Đọ - Di Chỉ Của Người Nguyên Thủy

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi bảo lê, 15 Tháng sáu 2023.

  1. bảo lê

    Bài viết:
    0
    Núi Đọ, còn có tên gọi là núi Tràn, nằm giữa giao điểm xã Thiệu Vân, Thiệu Tân (Tân Châu) và Phường Thiệu Khánh, có độ cao 158m và có độ dốc 2o0-250m, nằm trên bờ hữu ngạn sông Chu, được người xưa liệt vào một trong thắng cảnh của Thanh Hóa.

    Nhìn từ xa Núi Đọ như một con rùa khổng lồ, có màu xanh và đen sẫm. Sách "Đại Nam nhất thống chí" đã bí Núi Đọ là"Linh quy hí thủy', nghĩa là con rùa đang vờn nước sông Chu

    Năm 1960, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nơi đây là một công xưởng sản xuất công cụ bằng đá của con người thời nguyên thủy, sống cách ta khoảng 30-40 vạn năm về trước. Hiện nay vẫn còn nhiều di chứng cho thấy do chính bàn tay con người nguyên thủy ghè, đẽo thành công cụ thô sơ để phục vụ đời sống khi đó. Đặc biệt các nhà khảo cổ còn tìm thấy tại đây 8 chiếc rìu tay được chế tác từ đá badan, những chiếc đẹp nhất đang được trung bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Thanh Hóa. Tuy nhiên, khi đến đây nếu chú ý dưới những tảng đá lớn hay dưới đất ta vẫn có thể bắt gặp những viên đá có hình lưỡi rìu

    Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào chống thực dân Pháp, nghĩa quân Cần Vương đã chọn nơi đây là nơi tụ quân. Hiện nay vẫn còn sót lại một vài dấu tích khi xưa.

    Núi Đọ không chỉ là một cảnh đẹp mà nơi đây còn là một địa chỉ của các nhà khảo cổ học nghiên cứu về một vùng đất cổ sớm ổn định. Bằng trí tuệ và sức sáng tạo, con người nơi đây đã tạo dựng nên một nền văn hóa đồ đá cũ. Nhân dân Thanh Hóa ngày nay rất đỗi tự hào về kỳ tích của người tiền sử trên quê hương mình.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...