Gần đây do áp lực công việc, học tập nên mình hay nổi cáu. Mình không hiểu nổi bản thân đang muốn gì nữa. Nhiều lúc cảm thấy cuộc đời này quá khổ sở. Cuộc sống vất vả cơm áo gạo tiền. Những lúc không có sự quan tâm của gia đình mình luôn cảm thấy lạc lõng. Nhiều lúc chỉ muốn tự tử. Nhưng nghĩ đến còn có rất nhiều những mảnh đời bất hạnh hơn mình nên mình lại thôi ý định này. Mục đích sống của mình là kiếm thật nhiều tiền để giúp đỡ các trẻ em nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn vùng sâu vùng xa.. Cần mọi người chia sẽ để giúp mình vượt qua tình trạng này.
Bạn nên suy nghĩ lạc quan hơn. Cân đối thời gian làm việc, học hành và nghỉ ngơi. Xong việc rồi nên đi đâu đó xả stress
Chẳng qua là do bạn suy nghĩ quá nhiều thôi. Nếu bạn chịu sắp xếp thời gian hợp lý để đi làm thêm kiếm chút tiền đóng học phí thì bạn sẽ lo ổn thỏa cơm áo của bạn. Vào những lúc rãnh rỗi, bạn dành dụm chút tiền tích góp của mình đi lên vùng sâu xa một chuyến ủng hộ cho đồng bào dân tộc, vận động mọi người góp công ủng hộ quyên góp cho họ, hay bạn đóng góp những hạt giống, dạy họ cách trồng trọt này nọ để họ có thể tự kiếm ra được nhiều tiền hơn.
Nghĩ tích cực lên bạn, mỗi người snh ra trên thế giới này đều có một sứ mệnh của riêng mình, hãy tìm ra sứ mệnh đấy nhé và cố gắng thực hiện nó bạn ạ
Stress là tình trạng chung của các bạn SV không được khá giả. Các bạn bị áp lực việc học hành, lo lắng chuyện học phí, tìm cách trang trải sinh hoạt phí hàng tháng.. thậm chí là cảm thấy thiếu hụt về tình cảm khi sống xa nhà! Một vài bạn còn tự tạo áp lực cho bản thân khi không thể cân bằng thời gian học tập và làm thêm nữa kìa. Tất cả những chuyện này đừng nói là SV, ngay cả khi đã đi làm như Cáo thi thoảng vẫn cảm thấy stress với lý do tương tự. Cáo nói thật. Và, Cáo nói không phải để nhận lại sự đồng cảm của bạn, của các bạn. Cáo nói để chia sẻ kinh nghiệm giải quyết vấn đề này. Khi còn là sinh viên, mình từng lo nghĩ nhiều về việc phải đạt kết quả học tập thật tốt (như thời cấp 3, luôn phải top ten trong lớp). Hoặc là suy nghĩ xem phải làm như thế nào để nhận được học bổng, trang trải cuộc sống thời SV nghèo khó. Các bạn có từng gặp phải, đúng không! Vậy các bạn có phát hiện ra điều khác biệt giữa học sinh cấp 3 và SV đại học không? Khác biệt đầu tiên là số lượng SV. Trường cấp 3 bạn học chỉ tầm 1000 học sinh. Nhưng, trường ĐH có khi 10.000 SV. Số lượng tăng gấp 10 lần. Khác biệt nữa là: Tất cả các bạn SV đều đã từng là những học sinh giỏi, học sinh xuất sắc, đạt giải các kì thi tỉnh, quốc gia, quốc tế. Tức là họ có sức học tầm như bạn trở lên. Và một sự thật đau lòng mà bất kì SV nào cũng phải chấp nhận là: Học bổng không dành cho tất cả những ai là SV. Học bổng chỉ giành cho những bạn có thành tích "Phi nhân loại", cho "Quái thai", cho "Siêu nhân". Bạn có thuộc tỷ lệ ít ỏi đó không? Nếu đã không thể, vậy cần gì phải cố cầu. Tuy nhiên: Bạn có thể không là người giỏi nhất, nhưng bạn không thể là người dở nhất! Hãy ghi nhớ điều này! Khi đã nhớ được, hiểu được thì áp lực thành tích cũng tự tan đi mà thôi. Các bạn SV nhớ nhé. Giờ, điều khiến các bạn lo lắng là tiền sinh hoạt. Các bạn đã tự biết giải pháp để khắc phục vấn đề này: Làm thêm. Có lẽ điều các bạn còn lăn tăn ở đây là tiền công khi làm việc. Gợi ý chút nhé: Trường ĐH luôn được xây dựng ở những nơi đông đúc, quán xá rất nhiều. Cho nên, tỷ lệ tìm được công việc phù hợp với các bạn là rất cao. Có thể khi bắt đầu làm, lương của bạn "rẻ bèo". Nhưng làm ơn, khi bạn chê lương thấp, bạn cần nhớ rằng bạn và chủ quán chỉ mới tiếp xúc và bạn mới biết làm, người ta chưa biết bạn có làm được việc hay không, có xứng đáng với đồng lương họ trả hay không? Và bạn cũng nên biết rằng, làm thêm không chỉ vì tiền lương trang trải sinh hoạt. Làm thêm còn là để trải nghiệm cuộc sống, gặp gỡ nhiều người, kết giao nhiều người từ đó giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử - đây là điều mà không ai có thể dạy cho bạn được. Cho nên, dù trong cuộc sống này còn nhiều khó khăn, thiếu thốn thì chỉ với việc thay đổi tư duy, bạn đã tự giúp mình thoát khỏi stress. Thay đổi tư duy nghĩa là bạn đã tự giải quyết được vấn đề của bản thân rồi.. Hãy nhớ, cuộc đời không nợ bạn điều gì cả, cho nên bạn trả giá bao nhiêu thì sau này bạn sẽ được hồi báo bấy nhiêu. Thân. ^^
Chào bạn, mình 24 tuổi và từng trải qua căn bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm. Nhiều lúc mình cũng có cảm giác như bạn và nhiều lần bậc khóc một mình và cảm thấy bản thân mình thật vô dụng. Mình nghĩ nếu bạn còn nghĩ được mình còn may mắn hơn nhưng người khác thì chứng tỏ bạn đang ở thể nhẹ hoặc trung bình. Mình khuyên bạn nên đến chuyên gia tâm lý để tìm liệu pháp tâm lý phù hợp hặc đến bệnh viện tâm thần để bác sĩ có thể can thiệp cho bạn. Trong cuộc sống bạn nên tìm một người bạn hoặc thường xuyên nói chuyện cùng gia đình. Cái gì trong cuộc sống khó quá thì bỏ qua không nên nghĩ nhiều chúc bạn mau khỏe và sớm hoàn thành ước nguyện của mình.
Mình nghĩ bạn nên thay đổi không khí đi một chút, đến những nơi mà bạn chưa đến, làm những việc mà bạn chưa làm sẽ khiến cho bạn tốt hơn đó
"Do áp lực công việc, học tập" nên có vẻ bạn đang là sinh viên nhỉ. Mình có một số lời khuyên cho bạn đây: Về việc hay nổi cáu thì mình nghĩ là do bạn luôn khó chịu với mọi thứ xung quanh. Đừng như vậy, hãy giải tỏa đầu óc, đừng có nhìn theo hướng khó chịu đó nữa mà hãy nhìn đến mặt tích cực hơn, lúc này đừng có suy nghĩ quá nhanh, hãy chậm rãi suy nghĩ trước khi nói ra một điều gì đó. Bạn có thể là dành ra một khoảng thời gian (ngắn thôi cũng được), hãy ngồi (hoặc như ngồi thiền) hoặc nằm xuống, nhắm hai mắt lại, chậm rãi hít thở sâu, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng (càng lâu càng tốt) lúc này trong đầu bạn đừng suy nghĩ gì nữa cả chỉ cần cảm nhận quan tâm tới không khí khi bạn hít vào thở ra thôi, những cái cơn tức giận, lo lắng, sợ hãi.. của bạn sẽ giảm dần đi, cứ tập trung vào đó trong đầu bạn sẽ không còn bất cứ khó chịu nào nữa.. Còn về chuyện "sự quan tâm của gia đình", bạn đừng nghĩ khi nào họ gọi điện hay nhắn tin cho bạn thì lúc đó họ mới quan tâm bạn, không phải, họ chính là gia đình của bạn là những người đã nuôi nấng bạn đến bây giờ, họ luôn quan tâm đến bạn dù bạn đang ở đâu bất kì thời điểm nào. Đây chính là lối tư duy tự khép mình của rất nhiều người dần dần trở thành bệnh trầm cảm. Họ đang ở xa bạn nên không biết rõ tình hình của bạn, vì thế nếu buồn, hãy trực gọi điện hoặc nhắn tin nói chuyện với những người thân của bạn để họ có thể cùng nhau chia sẻ cùng bạn giúp bạn vượt qua khó khăn. Đừng khiến mầm móng căn bệnh trầm cảm nhỏ bé ấy ngày càng lớn hơn làm chết đi cuộc đời của bạn, đã sống thì phải chủ động, đừng bị động chịu thua trước những khó khăn vốn có của cuộc đời mỗi người!.. Về việc bạn muốn giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khác, bạn có thể tham gia một số hoạt động tình nguyện nho nhỏ thôi như làm sạch khu sinh sống, giúp đỡ người già qua đường.. khi làm những việc đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều, niềm vui sẽ xuất hiện trên khuôn mặt bạn và cũng như trên khuôn mặt của người mà bạn giúp đỡ. Làm từ những điều bé nhỏ đó dần dần phát triển thành những hành động to lớn hơn, niềm vui cũng ngày càng lớn hơn. Đến khi có khả năng giúp đỡ những người khó khăn khác, bạn có thể tự tin kể về câu chuyện về cuộc đời của bạn những điều tốt đẹp mà bạn đã làm, những điều khó khăn mà bạn trải qua.. nên khi nhìn lại những điều đó bạn sẽ không phải hối hận mà còn tiếp tục tiến lên về phía trước làm tấm gương cho những người "bị động" giống như bạn..
Mình nghĩ áp lực của bạn đến từ vấn đề tài chính nếu bạn giải quyết được nó thì tự nhiên sẽ ổn thôi, chứ không phải cứ stress là relax mà bạn nên phối hợp vừa giải quyết vấn đề của mình và đồng thời đừng tự tạo áp lực cho bản thân. Có đôi khi mình ước không sống nơi xô bồ về vùng cao hay gì đó chỉ cần hái rau bắt cá cho khỏe thân nhưng bạn ơi đó là khi về già ;mình tuổi trẻ sức bẻ gãy sừng trâu mà bạn và thanh xuân còn nhiều điều hay hãy kiếm nhiều tiền và đừng tạo áp lực cho chính mình (bạn có thể viết truyện tai VNO để kiếm tiền)
Như mình biết thì người bị trầm cảm nặng sẽ không nhận ra được mình đang bị bệnh đâu nên bạn đừng quá lo lắng. Bạn nên giải trí nhiều hơn, tìm bạn bè tâm sự, đi đây đi đó hít thở không khí trong lành để quên hết mọi phiền muộn. Đừng quá cố gắng để làm một việc gì đó bởi như vậy sẽ càng đau đầu và mệt mỏi hơn. Bạn hãy cho mình quyền được thất bại 1 lần, bởi không phải ai cũng luôn thành công mà chưa phải rơi 1 giọt nước mắt nhưng điều đó không có nghĩa là mình khuyến khích bạn lười biếng và không cố gắng. Bạn vẫn làm việc nhưng dành thời gian để nghỉ ngơi vag vui đùa. Bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn nhiều hơn. Bạn ngại ra ngoài thì có thể lên facebook chia sẻ hay vào mess nói chuyện với bạn bè. Bạn hãy tống hết đống phiền toái trong lòng bằng cách gián tiếp qua điện thoại hoặc trực tiếp với bạn bè, giữ lại nó bạn càng dễ rơi vào trầm cảm hơn