Nữ hoàng đế trong lịch sử việt nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Minh Nhật Thư, 11 Tháng sáu 2023.

  1. Minh Nhật Thư

    Bài viết:
    35
    [​IMG]

    Lý Chiêu Hoàng (1218 - 1278) là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam, hoàng đế thứ chín và cũng là hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Lý, trị vì từ năm 1224 đến năm 1225. Tuy nhiên bà không phải là vị quân chủ nữ giới đầu tiên, vị Nữ quân chủ đầu tiên là Nữ vương Trưng Trắc.

    Lý Chiêu Hoàng ban đầu tên là Lý Phật Kim, sau đổi theo tên húy là Lý Thiên Hinh. Bà là con gái thứ hai của vua Lý Hạo Sảm - vị vua thứ tám của triều đại nhà Lý cùng với Linh Từ Quốc Mẫu Trần thị, dã sử gọi là "Trần Thị Dung", con gái của Trần Lý.

    Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ là anh họ của Trần Thị Dung, lúc bấy giờ là người có quyền lực nhất trong triều đình, ép buộc vua lập Lý Chiêu Hoàng làm Hoàng thái tử. Năm 1224, bà được nhường ngôi khi mới sáu tuổi, niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo.

    Năm 1225, Trần Thủ Độ sắp xếp đưa Trần Cảnh vào cung, kề cận Lý Chiêu Hoàng. Trần Cảnh được Nữ hoàng đế yêu mến, thường xuyên ở cạnh, còn cười đùa trêu chọc. Trần Thủ Độ sau đó dựng nên cuộc hôn nhân của hai người.

    Tháng 11 cùng năm, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, trở thành vị vua đầu tiên của thời nhà Trần. Bà khi ấy bảy tuổi lên ngôi hoàng hậu, hiệu là Chiêu Thánh.

    Năm 1237, Trần Thủ Độ cùng Trần Thị Dung (lúc này đã lấy Trần Thủ Độ, gọi là công chúa Thiên Cực) thấy Lý Chiêu Hoàng không sinh được con, lo sợ huyết thống nhà Trần đứt đoạn, phế đi ngôi vị của bà, giáng làm Chiêu Thánh công chúa. Kế Hoàng hậu trước là chị dâu của Trần Cảnh, hiện đã có thai ba tháng.

    Trong sách "Lý Chiêu Hoàng - Một đời sóng gió" của Lê Thái Dũng, có thuyết cho rằng sau khi bà bị giáng thành công chúa đã xuất gia tại chùa Linh Tiên của làng Giao Tự. Năm 1258, sau cuộc chiến với quân Nguyên, Trần Cảnh gả vợ cũ Lý Chiêu Hoàng cho Ngự sử trung tướng Lê Phụ Trần, vốn tên Lê Tần, vì có công giúp vua nên được ban tên Phụ Trần.

    Khi đó bà khoảng bốn mươi tuổi, sống cùng Lê Phụ Trần khoảng hai mươi năm, có hai người con. Con trai là Thượng vị hầu, tên Lê Tông. Con gái là Ứng Thụy công chúa, tên Khuê.

    Lý Chiêu Hoàng là hoàng đế chính thức của triều đại nhà Lý, một triều đại rực rỡ trong lịch sử Việt Nam, đặt nền tảng cho sự thịnh vượng sau này, nhưng bà vẫn không được lịch sử công nhận một cách công bằng. Trong khi tám vị vua trước được thờ tại Đền Đô, bà được thờ riêng tại Đền Rồng.

    Có thể, vì lúc lên ngôi bà còn nhỏ tuổi, chỉ trị vì một năm, chưa có công lao đối với đất nước. Cũng có thể vì bà là người để mất ngôi nhà Lý, mang tội với dòng họ, hoặc là bà "xuất giá tòng phu", lên ngôi hoàng hậu còn bị phế ngôi, không còn tên trong cung thất nhà Lý.

    Từ khi sinh ra cho đến khi từ biệt cõi đời, cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng đầy rẫy những bi kịch và biến cố, là nhân vật chủ chốt trong cuộc biến chuyển triều đại của nhà Lý và nhà Trần, là một quá trình vô cùng phức tạp. Cuộc đời truân chuyên của bà cũng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm thi ca, nhạc họa và điện ảnh.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...