Nữ chính trị gia thép của Việt Nam – Nguyễn Thị Bình

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi hòn đá nhỏ, 17 Tháng bảy 2021.

  1. hòn đá nhỏ

    Bài viết:
    86
    Tiểu sử

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1927), là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris, năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó chủ tích nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1992 đến 2002.

    Thân thế và bước đầu sự nghiệp chính trị

    Bà tên thật là Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại làng Tân Hiệp, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã An Hiệp (ghép hai xã An Tịch và Tân Hiệp), huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của cha bà, lại ở Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh.

    Cha của bà là ông Nguyễn Đồng Hợi từng làm tham tá công chánh thời Pháp thuộc, làm công tác họa đồ (nên ông còn được gọi là Họa đồ Hợi) nên thuở nhỏ gia đình bà cư trú tại Phnôm Pênh, Campuchia, do đó bà được cho ăn học ở một trường nổi tiếng ở Đông Dương thời bấy giờ tại Phnôm Pênh là trường Lycée Sisowath. Bà được học tiếng Pháp ở đây cho hết tú tài I, và học rất khá.

    Năm 1944, mẹ bà qua đời lúc bà mới 17 tuổi, bà theo gia đình trở về nước và bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước trong phong trào sinh viên học sinh như cứu tế và cướp chính quyền tại Sài Gòn. Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ cuối năm 1945, cha bà ra chiến khu theo lời kêu gọi của Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ (sau được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Đức Anh - sau này là Đại tướng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam - là một trong hai người giới thiệu). Riêng bà ở lại để chăm sóc các em, vừa hoạt động bí mật cho phong trào Việt Minh khối sinh viên học sinh và phụ nữ. Lúc này, bà lấy bí danh là Yến Sa . Năm 1948, bà được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1951, bà bị thực dân Pháp bắt giam và bị tra khảo tại bót Catinat, sau đó bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn rồi khám Chí Hòa (1951-1953).

    Năm 1954, bà ra tù và tham gia luôn vào phong trào hòa bình đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1955, bà được điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.

    Trở thành nhà ngoại giao

    Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình, giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động ở mảng đối ngoại, kiêm Phó Tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng.

    Năm 1963 bà sang Trung Quốc và được lãnh tụ Mao Trạch Đông tiếp.

    Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam, đến đầu tháng 1 năm 1969, ông Trần Bửu Kiếm giữ chức vụ trưởng đoàn, còn bà được rút về nước để chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

    Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, bà được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó bà lại trở sang Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. Trong suốt thời gian 1968-1972, bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên tại Paris, với phong cách ngoại giao lịch lãm và duyên dáng, được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu Madame Bình .

    Khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, bà là người đại diện của Cộng hòa miền Nam Việt Nam, một trong bốn bên ký vào bản Hiệp định.

    Lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam ghi nhận bà Nguyễn Thị Bình là nữ bộ trưởng đầu tiên.

    Các chức vụ thời bình

    Sau sự kiện 30/4, bà làm Bộ trưởng Bộ Giáo Dục (1976-1987), rồi Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1987-1992). Bà còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V (03/1982-1986), Đại biểu Quốc hội từ khóa VI đến khóa X (1976-2002).

    Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ sau bà Nguyễn Thị Định - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tương đương Phó chủ tịch nước hiện nay).

    Sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, bà tiếp tục làm Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Năm 2003, bà thành lập Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam và làm Chủ tịch của tổ chức này cho đến nay. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc da cam/ đioxin Việt Nam kể từ khi hội này được thành lập vào tháng 1/2004. Năm 2001, bà được Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

    Gia đình

    Bà sinh ra ở trong 1 gia đình có 6 anh chị em, cha bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, mẹ là bà Phan Thị Châu Lan. Ông ngoại bà là nhà hoạt động chính trị Phan Châu Trinh.

    Bà lập gia đình với ông Đinh Khang năm 1955. Họ có hai người con: Đinh Nam Thắng (sinh năm 1956) và Đinh Thùy Mai (sinh năm 1960). Ông Đinh Khang qua đời năm 1989.

    Phong tặng

    Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam), trao ngày 31/8/2017
     
    Anh Đào Xứ thích bài này.
  2. hòn đá nhỏ

    Bài viết:
    86
    Không có gì quan trọng hơn Tổ quốc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ông nội là nghĩa bình trong phong trào Cần Vương, ông ngoại là nhà cải cách vĩ đại, ông thân sinh ra bà từng đi học Trường công chính tại Hà Nội và làm công tác họa đồ. Mẹ bà - tuy chỉ là người nội trợ đảm đang, bằng những câu chuyện đạo nghĩa ở đời đã dạy cho cô bé Châu Sa khi đó sự hướng thiện và tính trọng nghĩa khinh tài. Đồng thời, theo truyền thống gia đình cộng tố chất cá nhân, bà cũng được thừa hưởng một nền giáo dục căn bản. Có lẽ vì thế mà ý thức về danh dự của một con người, một công dân đã xuất hiện từ khá sớm. Khi còn là một nữ sinh 12, 13 tuổi, trong một lần tình cờ đi ngang qua một nhóm học sinh con Tây và nghe một đứa nói: "Bọn Annamít là một lũ ăn cắp", cô bé Châu Sa đã sấn tới trước mặt và hỏi: "Mày vừa nói cái gì đó?". Cứ ngỡ là con gái dịu hiền ai dè khi vừa nhắc lại câu nói đó, thằng tây con nhận ngay một cái cặp táp vào đầu. Dù phải nhận hạnh kiểm xấu cho hành động trên nhưng trong thâm tâm của nột cô bé 12, 13 tuổi lúc bấy giờ dường như đã có ý thứcvề một điều gì đó lớn lao hơn..

    Năm bà 15 tuổi, mẹ mất, cha thì hoạt động xa nhà, một mình bà phải chăm sóc năm đứa em thơ. Gánh nặng gia đình nặng lên đôi vai người con gái ấy vẫn không làm phai nhạt khao khát cách mạng đã chớm thành tinh thần quật khởi ngay từ thủa bé. Bà đi vào cách mạng vừa nữ tính mà cũng đầy tự nhiên như thể cách mạng đã ăn vào dòng máu. Vừa lo cuộc sống cho những người em thơ, vừa hoạt động trong lòng thành phố cuộc sống của bà khi đó vừa là những nghĩa vụ nặng nề nhưng cũng là những say mê đầy lý tưởng. Năm 1945, vừa hết tú tài phần I bà đã bắt đầu các hoạt động yêu nước: Cứu tế nạn đói, tham gia cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền tại Sài Gòn, chuyển vũ khí ra chiến khu. Năm 1948, bà được kết nạp vào Đảng. Năm 1951, bà bị bắt, bị tù tại khám Chí Hòa. Năm 1954 vừa ra tù, bà tham gia luôn vào phong trào hòa bình đòi thi hành Hiệp định Gơnèvơ.. Sống giữa lòng dân tộc, nơi hằn in những khổ cực của nhân dân trong gông cùm nô lệ và mãnh liệt những khao khát đổi đời, lý tưởng hình như đã trở thành tinh thần cao cả nhất trong tâm hồn bà.

    Có rất nhiều sự kiện lịch sử trong cuộc đời bà, đối với chúng ta đó là những sự kiện, những chuyển biến trong lòng cuộc chiến nhưng đối với bà đó là cuộc sống- cuộc sống của một công dân Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam. Mỗi một khoảnh khắc đều mang theo trong nó sức nặng của lòng quyết tâm không nhân nhượng vì độc lập tự do trên mặt trận ngoại giao. Đằng sau lưng bà là cả một dân tộc anh dũng chiến đấu dưới mưa bom bão đạn vì tổ quốc vì một nền độc lập tự do, thống nhất đất nước.

    Khi được hỏi về điều khó khăn nhất với bà trong Hiệp định Paris, bà đã trả lời rằng điều khó khăn nhất đó là thời gian dài đằng đẵng. Không ai biết cuộc chiến bao giờ kết thúc mà chỉ biết tin vào chiến thắng cuối cùng. Bà tâm sự, đối với bà khi trở về để rồi lại xa gia đình là những lúc thật khó khăn. Ở nước Pháp, trong trái tim người mẹ chưa bao giờ nguôi ngoai hình ảnh con gái bé bỏng gào khóc trong giây phút chia ly: "Mẹ đi lần này là lần chót chứ? Bọn đế quốc sẽ không còn nữa chứ Mẹ sẽ không còn phải xa con nữa chứ?". Trong khi đó, những cuộc thương thuyết cứ ngày này qua ngày khác, hết luận điệu xuyên tạc này lại đến luận điệu xuyên tạc khác. Năm năm không phải là một khoảng thời gian dễ dàng. Có những khi vừa đàm phán, bà vừa nghe tin bom lại rơi ở Hà Nội, Hải Phòng và những vùng đất khác nơi gia đình đang sơ tán. Khi đó trái tim con người sao không khỏi nhói đau?

    Trong vô số những điều bà không thể nào quên hình ảnh năm 1972 không bao giờ phai nhạt. Khi đó tưởng chừng như Hiệp định Paris đã được ký kết thì Mỹ ngoảnh mặt và thực hiện chiến dịch ném bom B52 đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá! Bà về nước và tận mắt chứng kiến cảnh thành phố hoang tàn, những thân người vùi dập trong bom đạn và tả tơi nước mắt của những người còn sống. Sức mạnh của lòng căm hận khiến con người muốn có những hành động phản kháng trực tiếp, dẫu chỉ là ném thẳng một vật bất kỳ vào những kẻ vô lương tâm kia. Nhưng trong lý trí còn có trách nhiệm với hình ảnh về một đất nước và những con người.. Bà lại tiếp tục làm một Madame Bình đầy lịch lãm và chủ động:"Ở đâu có bà Bình người ta không còn nhìn thấy ai khác, khi nghe bà Bình nói, người ta không còn muốn nghe ai khác.. bà bí ẩn.. tinh tế (Nhà văn Thụy Điển Sara Lidman, Trong trái tim thế giới).
     
    Anh Đào Xứ thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...