Transylvania Elizabeth Bathory sinh ra tại Hungary năm 1560. Nữ bá tước được mệnh danh đẹp nhất Châu Âu này còn nổi tiếng không thua gì hình tượng ma cà rồng Dracula trong truyền thuyết. 1/Tiểu sử nữ Bá Tước Elizabeth Bathory sinh ngày 7/8/1560 mất ngày 21/8/1614 (hoặc trước đó vài ngày). Bà là một nữ bá tước thuộc dòng họ quý tộc Bathory người Hungary. Bà được cho là người phụ nữ giết nhiều người nhất được ghi nhận trong lịch sử (số lượng thực tế vẫn là một vấn đề gây tranh cãi) Nữ Bá Tước đính hôn vào năm 15 tuổi và kết hôn 8/3/1575 với bá tước Nadasdy Ferenc tại Varanno 2/ Tội ác nữ Bá Tước Con số nạn nhân cao nhất được trích dẫn trong phiên tòa xét xử Báthory là 650 người. Tuy nhiên, con số này xuất phát từ tuyên bố của một người phụ nữ tên là Susannah rằng Jacob Szilvássy, quan chức của triều đình nữ bá tước Báthory, đã nhìn thấy những con số trong một cuốn sách riêng của Báthory. Chồng bà ta là thủ lĩnh quân đội Hungary, một người đàn ông nổi tiếng cũng như lòng dũng cảm và sự tàn bạo. Ông được chính phủ Hungary phong tặng danh hiệu: "Người hùng đen tối của Hungary". Chồng thường xuyên vắng nhà, Elizabeth Bathory quá nhàn rỗi trong một lâu đài rộng lớn nên đã tự tìm cho mình thú vui để khuây khỏa. Một trong những thú vui mà con người này thích nhất là việc tra tấn các cô hầu gái của mình và biến lâu đài Csejthe thành lâu đài của tội ác. Khi bà bước sang tuổi 40 chồng bà qua đời nhan sắc của bà bắt đầu không còn như xưa. Bà bắt đầu lo âu và tìm cách níu kéo thanh xuân và sự trẻ đẹp của mình. Một ngày nọ, trong lúc chảy tóc cho nữ Bá Tước vô tình làm bà bị đau và bị nữ Bá Tước tát mạnh đến mức máu mũi văng lên tay Bá Tước. Sau khi lau vết máu bà nhận ra chỗ da bị dính máu dường như được cải thiện và mịn hơn. Nữ Bá Tước sau đó đã sai lính bắt cô hầu gái treo lên bên dưới để một cái vạc lớn, sau đó cắt mạch máu của cô hầu còn bà thì đứng dưới và tắm máu chảy ra từ người cô gái. Sau sự việc đó bà bắt đầu dùng máu của trinh nữ tắm và uống máu họ để gìn giữ vẻ đẹp của bản thân. Bà ra lệnh cho hai thuộc hạ thân tính bắt giữ những thiếu nữ còn trinh trong vùng và bắt đầu giết hại. Bà cho thuộc hạ đánh đập các cô gái một cách dã man trước khi treo họ lên và lấy máu họ để tắm. Đối với các cô gái xinh đẹp hơn thì bà dùng một cái bình bằng vàng đựng và dùng để uổng dần. Năm 1609 bà mở một học viện, bà nói với mọi người rằng sẽ thay đổi cuộc đời của họ. Sau đó đã có 25 cô gái từ các gia đình nghèo khó đến học vì muốn thay đổi cuộc đời nhưng sau đó họ cũng bị hành hạ và chết như những cô gái trước đó Vua Hungary là Matthias II cuối cùng cũng nghe được những lời than về Elizabeth và sai bá tước Thurzó György, anh họ của Elizabeth tới điều tra. Ngày 30/12/1610, Thurzó với hai nhân chứng và một nhóm lính đột nhập lâu đài và kinh hoàng với những gì nhìn thấy: Một cô gái đã chết nằm giữa đại sảnh, máu toàn thân bị rút hết; một cô khác còn thoi thóp sống nhưng toàn thân bị rạch nát, và một số cô gái khác bị treo lên sẵn. Vua Matthias II nhận thấy quá tàn ác ông muốn tử hình nữ Bá Tước nhưng gia đình bà lại bảo nếu giết bà thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến giới quý tộc. Ngày 7/1/1611, tòa án tối cao hoàng gia đã họp dưới sự xét xử của Theodosious Syrmiensis de Szulo và 20 thẩm phán tại Bytča, với sự vắng mặt của Elizabeth. Elizabeth cũng được đề nghị tử hình nhưng mang trong mình dòng máu hoàng gia, hơn nữa do xét đến công lao của chồng, ngài bá tước Nádasdy Ferenc nên đã được miễn án này nhưng phải chịu giam cầm suốt đời tại lâu đài Csejthe. Ngày giờ chết của bà không được xác định rõ ràng. Người ta chỉ biết rằng vào ngày 21/8/1614, sau gần 4 năm giam giữ, một người cai ngục không thấy bà đụng đến thức ăn đã nhìn qua khe cửa thấy nữ bá tước nằm gục mặt xuống sàn. Thi thể của bà sau đó được chôn tại nhà thờ Csejte, nhưng do sự phản đối của dân làng về "con hổ cái Csejte" nên được chuyển đến quàn tại nơi sinh ra là thị trấn Nagyecsed vùng Szabolcs-Szatmár-Bereg