Nỗi sầu thiên cổ trong thơ Đường

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ánh Trăng Sáng, 10 Tháng tám 2021.

  1. Ánh Trăng Sáng Kei

    Bài viết:
    78
    Số từ: 1879​

    Thơ Đường là đỉnh cao rực rỡ của thơ ca cổ điển Trung Quốc, đồng thời cũng là đỉnh cao của thi ca nhân loại. Xưa nay, người ta ca tụng thơ Đường không phải chỉ vì nghệ thuật trác việt của nó mà còn là vì tấc lòng thiên cổ của các thi nhân. Mỗi ý, mỗi tứ trong thơ Đường đều có thể coi là "lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu" . Nỗi sầu là điều được thơ Đường nói đến nhiều nhất. Gần như không có nhà thơ Đường nào lại không một lần dùng đến chữ "sầu" . Người đời sau gọi chữ sầu trong thơ Đường là "sầu thiên cổ", "sầu vạn kỷ".

    Trước hết, cần phải nói về ý nghĩa tượng hình của chữ sầu. Người Trung Quốc cho rằng tâm trạng bao trùm mùa thu thường là nỗi sầu (vì chữ thu ghép với chữ tâm tạo thành chữ sầu ). Nhưng đối với thi nhân thì tứ mùa đều đáng sầu cả. Sầu là bản chất của thi ca, có sầu mới đẹp, càng sầu càng đẹp. Vì khi buồn con người ta mới dạt dào cảm xúc nhất.

    Nỗi sầu về thời gian:

    Nỗi sầu lớn nhất, chung nhất của thời Đường chính là nỗi sầu về cảnh đầu bạc. Bởi các thi nhân đời Đường luôn ý thức được sự hữu hạn của kiếp người trước cái vô hạn của vũ trụ nên lúc nào cũng mang trong mình cảm giác thời gian. Tiếc thay, càng sớm lo đến lúc đầu bạc thì lại càng sớm bị bạc đầu. Lý Bạch, nhà thơ lãng mạn thời Thịnh Đường xót xa khi nhận ra mái đầu:

    Cao đường minh kính bi bạch phát,

    Triêu như thanh ty, mộ thành tuyết
    .​

    (Thương Tiến Tửu- Lý Bạch)​

    Đại ý: Cha mẹ soi gương buồn nhìn tóc bạc/Sáng còn như tơ đen mượt, chiều tối đã trắng như tuyết.

    Ngỡ ngàng tự thấy mình:

    Bạch phát tam thiên trượng

    Ly sầu tự cá trường
    .

    (Thu phố ca kỳ 15- Lý Bạch)​

    Đại ý: Tóc trắng dài ba nghìn mét/ Nỗi buồn chia ly càng kéo dài.

    Bạch Cư Dị thì nhận thấy sự phi lý khi:

    Nhân sinh hà sự tâm vô định,

    Túc tích như kim ý bất đồng.

    Túc tích sầu thân bất đắc lão,

    Như kim hận tác bạch đầu ông!


    (Đại lân tẩu ngôn hoài- Bạch Cư Dị)​

    Dịch thơ:

    Người ta ở đời, tại sao tâm trí không nhất định?

    Ngày trước với bây giờ ý nghĩ khác nhau

    Ngày trước thì buồn mình không được lên cụ

    Bây giờ lại bực mình phải làm ông lão bạc đầu.​

    Thậm chí thi nhân cho rằng chỉ cần nghe tiếng dế đêm đông não nùng cũng có thể khiến cho đầu xanh biến thành đầu bạc:

    Trùng thanh đông tứ khổ ư thu,

    Bất giải sầu nhân văn diệc sầu.

    Ngã thị lão nhân thinh bất uý,

    Thiếu niên mạc thính bạch quân đầu
    .

    (Đông dạ văn trùng- Bạch Cư Dị)​

    Dịch nghĩa:

    Tiếng dế đêm đông ý tứ não nùng hơn mùa thu

    Kẻ không biết buồn nghe cũng phải buồn

    Ta đã già rồi, nghe chẳng sợ gì

    Tuổi trẻ đừng nghe vì nghe thì sẽ bạc đầu.​

    Lý Thương Ẩn, thi nhân trữ tình thời Vãn Đường nhận thấy cuộc đời dằng dặc chỉ là những nỗi sầu:

    Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải,

    Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn.


    (Vô Đề- Lý Thương Ẩn)​

    Đại ý: Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mai đã thay đổi/ Ngâm thơ ban đêm chợt nhận ra ánh trăng lạnh lẽo.

    Nỗi sầu về cảnh đầu bạc cũng là nỗi sầu về sự tàn phai, vô thường của vạn vật. Cổ thi trung quốc có câu "Ngô đồng nhất diệp lạc/Thiên hạ tận tri thu" (Thấy một lá ngô đồng rụng/Thiên hạ đều biết mùa thu đã về).

    Thi thánh Đỗ Phủ nhìn một cánh hoa nhẹ bay cũng thấy vẻ xuân đang dần mất đi "Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân". Lưu Vũ Tích trong khi uống rượu ngắm mẫu đơn, tưởng rằng có thể đành lòng mượn hoa và rượu để say nhưng không ngờ hoa lại bảo rằng hoa không phải nở cho người già nua:

    Kim nhật hoa tiền ẩm,

    Cam tâm tuý sổ bôi.

    Đãn sầu hoa hữu ngữ:

    Bất vị lão nhân khai.


    (Ẩm tửu khán mẫu đơn- Lưu Vũ Tích)​

    Khi thi nhân "ngộ" ra lời nói của hoa cũng là lúc thi nhân "ngộ" ra sự già nua của tuổi tác, sự vô thường của đời người. Vô thường quan (quan niệm về vô thường) cũng là quan niệm có tính cốt tủy của văn chương Nhật Bản. Nhưng văn chương Nhật không nói về vô thường với một nỗi sầu lớn như các nhà thơ Đường. Pháp sư Kendo (1283-1353) trong tùy bút Trầm tư trên cỏ (Đồ nhiên thảo) cũng đã diễn tả tinh thần vô thường ấy một cách rất đầy đủ: "Nếu con người không bao giờ tan biến như những giọt sương trên cánh đồng Adasi, không bao giờ mất hút như những làn khói trên miệng núi Toribe, mà lại đeo đẳng vĩnh viễn trên thế gian này thì còn gì làm cho ta xúc động hơn nữa! Điều quý giá nhất trong đời sống chính là nỗi vô thường.. Trong mọi sinh vật có gì sống lâu bằng con người. Hãy xem con phù du đón đợi chiều tà, con ve sầu mùa hạ chưa từng biết đến xuân thu. Dù ta chỉ sống êm ả trong vòng một năm thôi cũng là hạnh phúc vô song rồi. Thế nhưng đối với con người không biết nhàm chán thế gian thì một ngàn năm trôi qua cũng cầm bằng giấc mơ của một đêm thôi.".

    Từ xa xưa, con người đã có khao khát cháy bỏng là có thể trường sinh bất lão. Họ luôn u mê đi tìm vị thuốc quý đó mà quên mất rằng ở đời làm sao có thể thoát khỏi quy luật sinh-lão-bệnh-tử. Thi nhân đời Đường nhận ra điều tưởng chừng như phi lý mà lại hết sức thực tại đó, đau lòng, họ luôn tìm đến những cuộc du Tiên trên trang giấy, những cơn say dưới ánh trăng để giải tỏa nỗi sầu. Vì thế trong thơ Đường có rất nhiều những bài thơ du Tiên. Họ nhớ lại Lưu Nguyễn du thiên nhai (xem chùm thơ về Lưu Nguyễn du nhiên nhai của Tào Đường), họ thường xuyên vọng nguyệt tưởng tượng thỏ già luyện thuốc trường sinh, họ làm bạn với trăng sao, họ mơ gặp Xích Tùng tử (tên một vị tiên).. Nào là nguồn đào suối tiên hư hư ảo ảo. Nào là hạc vàng, mây trắng, cầu vồng, Ô Thước. Nào là tiên nữ Thái Chân, Hằng Nga tha thướt.. Tất cả gợi về một cuộc sống vĩnh hằng không sinh không diệt, nhàn tản tiêu dao. Nó đối lập với cõi hồng trần hạn hữu, vừa "nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng" (Truyện Kiều- Nguyễn Du) đầy những trắc trở, đa đoan. Lý Bạch là nhà thơ Đường du Tiên nhiều nhất, ông cũng là người nói đến nỗi sầu nhiều nhất. Vị "trích tiên" này cả cuộc đời nhạo sơn nhạo thủy, tang bồng hồ thỉ (Dùng để nói về chí làm trai, vẫy vùng ngang dọc, không chịu sự gò bó), tầm tiên học đạo.. rút cục cũng đành ôm mối sầu trời biển mà gieo mình xuống dòng sông Thái Bạch (tương truyền Lý Bạch trong cơn say đã nhảy khỏi thuyền để bắt cái bóng phản chiếu của mặt trăng trên sông Thái Thạch mà chết). Chỉ có thiên địa mênh mông mới có thể tiên thông được với nỗi sầu của con người.

    Nỗi sầu sinh ly tử biệt:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng mười 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...