- Ngoại hối bao gồm: Các loại ngoại tệ. - Các phương tiện chi trả có giá trị bằng tiền nước ngoài. - Các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ. - Các kim loại quý, đá quý di chuyển ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam. Nghị định 63/1998/NĐ - CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối thì ngoại hối bao gồm: - Tiền nước ngoài: Tiền giấy, tiền kim loại. - Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài: Séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác. - Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác. - Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu Âu, các đồng tiền khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực. - Vàng tiêu chuẩn quốc tế. (Vàng tiêu chuẩn quốc tế là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận. Vàng tiêu chuẩn quốc tế có trọng lượng từ 1 kg trở lên, có nhãn hiệu của nhà sản xuất vàng được hiệp hội vàng, Sở giao dịch vàng quốc tế công nhận). - Đồng tiền đang lưu hành của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc được sử dụng làm công cụ trong thanh toán quốc tế Hoạt động ngoại hối là hoạt động đầu tư, vay, cho vay, mua bán, bảo lãnh và các giao dịch khác về ngoại hối. Nghị định 63/1998/NĐCP quy định - Ngoại hối chi được lưu hành thông qua hệ thống Ngân hàng, tổ chức và cá nhân được phép hoạt động ngoại hối. 1101 Tư cách pháp lý: Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối. - Điều 37 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: Toàn quyền quản lý hành chính Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về ngoại hối * Xây dựng các dự án Luật. Pháp lệch về quản lý ngoại hối. * Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối * Kiểm soát ngoại hối của các tổ chức tín dụng Quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ: - Nhà nước giao cho Ngân hàng Trung ương dự trữ ngoại hối, nhằm thực hiện chính sách hệ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước. - Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường trong nước và quốc Điều 39 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997. Các cơ quan quản lý Nhà nước về ngoại hối, thẩm quyền và đối tượng quản lý ngoại hối. A/ Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý ngoại hối: Điều 2 Nghị định 63/CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối. - Chính phủ: Là cơ quan có thẩm quyền chung, chịu trách nhiệm trước quốc hội khi thực hiện vai trò thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Hoạt động ngoại hối là các hoạt động đầu tư, vay, cho vay, bảo lãnh, mua, bán và các giao dịch khác về ngoại hối). Chính phủ phân cấp cho Ngân hàng Nhà nước và các bộ có liên quan khi thực hiện hành vi quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chức năng của Chính phủ, được Chính phủ trao quyền trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và quốc hội. Đồng thời trực tiếp tham gia vào các giao dịch ngoại hối nhằm điều hành chính sách tiền tệ quốc gia (Điều 37, 38 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thiết lập dự trữ ngoại hối Nhà nước và thanh toán quốc tế. Mua bán và thực hiện các giao dịch khác với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế. Sử dụng các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính phủ. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương có thẩm quyền quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Đối tượng quản lý Nhà nước về ngoại hối: Điều 1 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 bao gồm: - Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt nam hay nước ngoài. - Các tổ chức cá nhân nước ngoài có ngoại hối và hoạt động ngoại hối tại Việt Nam. Hai đặc điểm cơ bản để xác định đối tượng chịu sự quản lý Nhà nước về ngoại hối: - Có sở hữu, quản lý, sử dụng ngoại hối hoặc có hoạt động ngoại hối. - Diễn ra trên lãnh thổ Việt nam và ở nước ngoài (đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam) hoặc diễn ra tại Việt Nam (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài).