Nội dung phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mộc Nguyệt, 21 Tháng chín 2021.

  1. Mộc Nguyệt

    Bài viết:
    13
    BÀI LÀM

    Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên. Đó là sự biến đổi và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một phần trong quá trình biến đổi đó, từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến thực tiễn thế giới hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của các chính đảng, các nhà nghiên cứu thuộc những xu hướng chính trị khác nhau. Trong nội dung thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì nội dung phát triển lực lượng sản xuất được quan tâm hơn cả. Để hiểu rõ hơn vấn đề này em xin lựa chọn đề bài: "Từ nội dung phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, hãy làm rõ việc vận dụng của Đảng bộ huyện Văn Bàn".

    Nói đến con đường lên chủ nghĩa xã hội một cách khoa học, hợp quy luật, thì phải đề cập tới thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Nói đến thời kì quá độ ở Việt Nam một cách phù hợp, hiệu quả, thì phải đề cập tới thời kì quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thời kì quá độ gián tiếp.

    Ta thấy rằng để đi lên chủ nghĩa xã hội cần có cơ sở vật chất kĩ thuật và người lao động với trình độ, khả năng sáng tạo ra năng suất lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Do đó nhiệm vụ về phát triển lực lượng sản xuất lên tầm cao mới và vô cùng quan trọng. VILênin chi rõ: "Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được". Để có lực lượng lao động mới, đủ khả năng làm chủ những tư liệu sản xuất hiện đại VLLênin cho răng cần thực hiện cách mạng văn hóa, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa của người lao động

    Để rút ngắn quá trình này, VILênin cho rằng cần phải học tập chuyên gia tư sản. Ông viết: "Người cộng sản không được sự" học "các chuyên gia tư sản, kể cả những thương gia, những nhà tư bản nhỏ tham gia hợp tác xã và các nhà tư bản khác.. hãy làm tốt hơn các chuyên gia tư sản làm việc bên cạnh mình, hãy biết dùng cách này hay cách khác mà đẩy mạnh nông nghiệp, công nghiệp lên, mà phát triển sự trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp. Chớ nên suy tính về học phí", chớ có sợ phải trả đắt, miễn là thu được kết quả tốt ".

    Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định:" nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ là chủ chốt và lâu dài.

    Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ; do nhân dân Làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Về nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất, Đảng ta xác định: Phát triển lực lượng sản xuất thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hỏa nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tám ; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường ; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế ; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền ; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế, quốc tế..

    Vận dụng nội dung phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vào việc vận dụng của Đảng bộ huyện Văn Bàn. Cùng với tiến trình phát triển của đất nước huyện Văn Bàn đã áp dụng linh hoạt nội dung phát triển lực lượng sản xuất trong Đảng bộ.

    Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn; song Đảng bộ và Nhân dân huyện Văn Bàn đã luôn đoàn kết thống nhất, vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung lãnh đạo toàn diện trên tât cả linh vực; kinh tê - xã hội của huyện phát triển nhanh, quốc phòng - an ninh được giữ vững, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiêu đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên. Kết quả đạt được từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Bàn khóa XX (nhiệm kỳ 2015 -2020)

    Huyện Văn Bàn đã hoàn thành toàn diện 25/25 chỉ tiêu Nghị quyêt Đại hội lân thứ XX, trong đó có 5 chỉ tiêu quan trọng hoàn thành ở mức cao đó là: Giá trị sản xuât trên 1 ha đât canh tác, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu ngân sách trên địa bàn, tạo việc làm cho lao động và giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm. Tôc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, GRDP tăng đều qua các năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; sản xuất nông nghiệp bước đầu gắn kết với thị trường, chất lượng, giá trị được nâng cao. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, hệ thống đường giao thông kết nối thuận lợi cho phát triển kinh tế, đi lại của nhân dân. Nông nghiệp, nông thôn đạt được kết quả quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

    Giáo dục, y tế được quan tâm củng cố, phát triển, chất lượng ngày càng cao; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên; bản sắc văn hóa được giữ gìn, phát huy; hoạt động thể dục thể thao có bước phát triển đạt được nhiều thành tích. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.

    Quốc phòng - an ninh được giữ vững; kết họp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết họp thể trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ và căn cứ hậu phương ngày càng vững chắc.

    Hoạt động của chính quyền các cấp tiếp tục được nâng lên; nâng cao chất lượng quản lý, điều hành phát triển kinh tế, xã hội khá toàn diện. HĐND các cấp đã không ngừng phát huy vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời bảo vệ quvền và lợi ích họp pháp, chính đáng của nhân dân; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực đối mới nội dung, phương thức hoạt động, đạt được hiệu quả thiết thực.

    Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, sáng tạo, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ và Nhân dân, đem lại hiệu quả thiết thực.

    Những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, khẳng định Văn Bàn đã vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn, đoàn kết, thống nhất, tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Văn Bàn phát triển mạnh mẽ và bền vững trong giai đoạn tới.

    Tóm lại nội dung phát triển lực lượng sản xuất có vai trò hết sức quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng ta đã nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật quan hệ sả xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng; thực hiện chính sách nhất quán lâu dài phát triển nền kinh tế quá độ với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; phân biệt rõ quan hệ sở hữu và quan hệ chiếm hữu; chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu. Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các vấn đề về sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa ở Việt Nam đưa đất nước ngày càng phát triển và đi lên.
     
    LỤC TIỂU HỒNG thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...