Nội dung, nghệ thuật truyện Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tientien1701, 1 Tháng bảy 2023.

  1. tientien1701

    Bài viết:
    40
    I. Tác giả: - Tô Hoài sinh năm 1920 mất năm 2014, tên khai sinh là Nguyễn Sen.

    - Thời trẻ, ông phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề như làm gia sư, dạy kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn.. và nhiều khi thất nghiệp.

    - Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến, ông làm báo và hoạt động nghệ thuật ở Việt Bắc.

    - Tô Hoài bước vào con đường văn học bằng một số bài thơ có tính chất lãng mạn và một số cuốn truyện viết theo dạng võ hiệp nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng tác đầu tay.

    - Quan điểm sáng tác: Sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời thường. Theo ông "Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc".

    - Phong cách sáng tác:

    + Thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền.

    + Lối trần thuật sinh động, hóm hỉnh của người từng trải.

    + Vốn từ vựng phong phú được sử dụng đắc địa, tài ba, có sức lay động, lôi cuốn người đọc.

    II. Tác phẩm:

    - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952.

    1. Giá trị nội dung

    - Đây là câu chuyện về những người dân lao động vùng Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Tác phẩm khắc họa chân thực những nét đặc sắc về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân vùng núi.

    - Qua tác phẩm, tác giả lên án bọn thực dân chúa đất độc ác dã man tàn bạo; bày tỏ sự cảm thông thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân nghèo miền nút và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động.

    - Nhà văn còn phản ánh quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác, chỉ ra con đường đấu tranh để giải phóng của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân phong kiến.

    2. Giá trị nghệ thuật

    - Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trước hết được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.

    - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.

    - Ngòi bút tả cảnh đặc sắc: Cảnh tết, cảnh xử kiện, nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao.

    - Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng đầy cảm thông, yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộc nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm.

    - Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...