Review Sách Nỗi Buồn Chiến Tranh - Bảo Ninh, Khúc Bi Ca Đời Lính

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Anhquaann, 21 Tháng bảy 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Review sách: Nỗi Buồn Chiến Tranh

    Tác giả: Nguyễn Bảo Ninh

    Reviewer: Anhquaann

    [​IMG]

    Nỗi buồn chiến tranh là cuốn sách thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Bảo Ninh được xuất bản vào năm 1990 bởi NXB Trẻ.

    Nội dung cuốn sách xoay quanh câu chuyện cuộc đời của người lính trinh sát tên Kiên, về hành trình trên chiến trận của anh cũng như những biến đổi tròn cuộc sống sau khi dất nước trở lại thái bình.

    [​IMG]

    *Cảm nhận riêng:

    Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Nguyễn Bảo Ninh thực sự là một cuốn tiểu thuyết để lại trong tớ nhiều ám ảnh, và cũng là cuốn sách khiến cho tớ biết được nhiều hơn về chiến tranh đến thế.

    Nỗi buồn chiến tranh đã tái hiện tất cả những đau thương, cùng cực của đời lính. Những lo sợ, những đớn đau và cả nhiều nghiệt ngã mà thế hệ đi sau như chúng ta chưa bao giờ phải nếm trải, mà tớ cũng không chắc rằng mình đủ dũng khí để vượt qua. Lật dở cuốn tiểu thuyết và xem qua một vài trang đầu tiên, tớ đã ngây thơ tin chắc rằng mình sẽ hoàn thành nó sớm thôi. Thật sự thì ngôn từ của nhà văn Nguyễn Bảo Ninh rất hay ho và góc cạnh, từ những dòng đầu tiên đã là những câu từ đặc sắc. Nhưng lớp vỏ ngôn từ không phải là tất cả những gì mà Nỗi buồn chiên tranh mang lại, cuốn sách này còn đem đến nhiều giá trị sâu xa và làm quặn thắt tâm can người đọc hơn thế nữa.

    Tớ từng chỉ thấy những viễn cảnh tươi đẹp khi nghĩ về chiến tranh, tớ chỉ thấy xao lòng khi nghĩ tớ hình ảnh những bà mẹ tựa của ngóng tin con, những nàng thiếu nữ ngày đêm ngóng tin người yêu trên chiến trận, những bóng lưng với ba lô, mũ vải, bước đi hiên ngang ra chiến trường với tất cả lòng tự tôn và hào khí; nhưng tớ đã hoàn toàn quên mất rằng, chiến trường thực sự khốc liệt ra sao, chiến tranh đã giày xéo những người lính một cách dã man tàn bạo đến thế nào. Thực tế mà Nỗi buồn chiến tranh mang lại như một cú tát đau điếng lôi tớ ra khỏi những mộng tưởng đẹp đẽ đầy ngu ngốc về chiến tranh, đẩy tớ vào thế giới tang thương thời loạn thế. Minh chứng rằng nói về chiến tranh không phải là chỉ nói về:

    "Người ra đi đầu không ngảnh lại

    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"

    Nỗi buồn chiến tranh đã khiến cho tớ biết rằng, những người lính can trường ấy thật ra cũng biết sợ, lần đầu tớ hiểu được cảm giác của một quân dân muốn lên đường đào ngũ, lần đầu tiên tớ tưởng tượng ra cảnh một chiếc xe tăng cán nát thân người. Có lẽ, chưa bao giờ tớ sợ chiến tranh, căm ghét chiến tranh nhiều như khi tớ giáp mặt với những trang văn của nhà văn Nguyễn Bảo Ninh.

    Hòa bình với tất cả nhân dân đều là ánh hào quang rực rỡ, nhưng trong một vài khoảnh khắc, với những người lính, bóng dáng hòa bình chỉ thoáng hiện trong những cơn phê hoa hồng ma và lụi tàn ngay sau đó.

    Nỗi buồn chiến tranh kể về chiến tranh nhưng không hề quan trọng thắng thua được mất, cũng không có lấy một dòng bôi xấu hay hạ bệ kẻ thù, tất cả chỉ là những thực tế mà người lính trong chiến tranh phải nếm trải. Kiên và những đồng đội như anh, vừa mới trưởng thành đã phải đi vào lòng cuộc chiến, đã phải nếm trải đủ vị đau thương.

    Vượt qua tất cả để trở về từ mặt trận thảm khốc, bước ra khỏi lằn ranh sinh tử, những tưởng thứ chào đón các anh sẽ là vinh quang cứu quốc, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Những ám ảnh thời chiến cứ bủa vây tâm trí những con người ấy, một số đã không thể trở về cuộc sống bình thường như trước, bởi ám ảnh trên chiến trường là quá lớn. Tình trạng đó làm tớ thoáng nghĩ đến trang viết của Nguyễn Ngọc Tư "những huy chương, huân chương chỉ làm ấm ngực. Niềm đau khuất một góc lòng, có kẻ thấy, có người không". Còn gì đau khổ hơn khi đối diện với một cuộc sống mà mọi thứ xong quanh cứ trật nhịp với bản thân mình? Khi đã hết lòng cố gắng vẫn không thể nào hòa hợp?

    Đăng Ký tài khoản để bày tỏ quan điểm của bạn nhé

    Chiến tranh như con mực già thối tha và ghê tởm, nó vươn những chiếc tua đen ngòm, gớm ghiếc bôi bẩn mọi ngóc ngách xung quanh. Chiến tranh là tàn phá, tàn phá bất kì ai từng bước chân qua nó. Dưới ngòi bút của Nguyễn Bảo Ninh, chiến tranh hiện ra với tất cả sự phi luân và tàn nhẫn. Sống trong chiến tranh, người ta còn phải bỏ đi những mối tình đẹp đẽ, biến chúng trở thành một mối hoang tình đầy dư vị ấm áp nhưng cũng thật cay đắng, nuối tiếc và xót xa.

    Xem tiếp bên dưới
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng năm 2024
  2. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    [​IMG]

    Với hệ hệ chúng ta, chiến tranh đã lùi lại phía xa kia rồi, nhưng với nhưng con người của thời đại trước, chiến tranh là một thứ gì đó rất ám ảnh và cũng rất đỗi kinh hoàng, là thực tại âm u. Không có lựa chọn nào tốt hơn, đất nước gọi tên thế hệ trước, dù muốn dù không, họ cũng đều phải đặt chân vào cuộc chiến, bước chân chạm tới gần lằn ranh sinh tử, mặc kệ những hậu quả tang thương nhất được dự liệu sẽ xảy ra.

    Tớ vừa xem lại một bài review khá là sâu sắc về Nỗi buồn chiến tranh, và tớ lại cảm thấy mình muốn viết và cũng cần phải viết về cuốn sách này nhiều hơn nữa, nhiều hơn những con chữ mà tớ đã chia sẻ ở trên, bởi mỗi lần thoáng thấy bóng dáng cuốn sách trên kệ, là một lần đàu óc tớ thoáng hiện những hình ảnh tàn khốc, bi thương.

    Con người sống trong thời loạn đã có số kiếp vô cùng đau khổ, vậy còn những mảnh đất, những rừng cây, những đồi những suối đã cùng song hành với thời gian và hứng chịu vô vàn những trận mưa bom bao đạn thì sao nhỉ? Có lẽ, cảnh vật cũng có nỗi niềm riêng của chúng.

    Trở về từ khói lửa chiến tranh, có lẽ, viết lại, kể lại những câu chuyện bi thương mà bản thân từn nếm trải trong khứ là cách tốt nhất mà nhà văn Nguyễn Bảo Ninh có thể làm để đối diện, để chiến đấu với cuộc đời mới, với thời đại mới, để tồn tại trong thời bình mà không phải chịu những dày vò của mảnh ký ức đau thương thời quá vãng. Nhiều khi tớ băn khoăn tự hỏi, nếu mình cũng được sống sót trở về từ chiến trường tàn khốc, liệu rằng cuộc sống khi ấy sẽ ra sao? Tớ từng nghĩ rằng có thể trở về là một niềm may mắn, nhưng bây giờ tớ lại cho rằng đó là một gánh nặng thì đúng hơn. Bởi, bức ra khỏi bức màn dữ dội ngăn cách giữa hai thế giới, hòa bình như nguồn sáng lạ lùng và dữ dội, "có kẻ cố dụi mắt thích ứng, có kẻ mù lòa".

    Với những người xa lạ ngoài kia thì không chắc, nhưng với tớ, khi đã suy nghĩ sâu sắc hơn, tớ không dám tin là mỗi đêm mình có thể yên giấc khi những hồi ức đau thương sẽ lại gọi bản thân quay trở về quá khứ, rồi tớ sẽ lại chìm trong đau thương, trong khắc khoải, tớ sẽ lại nằm vắt tay lên trán trằn trọc và nhớ thương những người đồng đội cũ, tớ sẽ lại đau khổ khi mùi tử khí lại xồng xộc bay lên, tấn công vào chiếc mũi đơn độc, tớ sẽ khóc nấc lên hoặc để cho những giọt nước cứ từ từ lăn trên má như khi tớ lật từng trang của quyển sách, một người như tớ chắc sẽ chẳng thế tồn tại được ở môi trường mà ngày ngày cái chết đến còn nhiều hơn cơm bữa, huống chi là cầm súng để mà bắn giết lẫn nhau. Ôi! Bất giác cảm thấy bản thân mình thật là tồi tệ. Có thể ai đó sẽ vì không thể sinh tồn mà tìm cách ra đi, nhưng như vậy là vô cùng tội lỗi, tội lỗi với bản thân bởi không trân quý sinh mệnh mà mình không dễ dàng gì mới có thể bảo vệ, tội lỗi với anh em chiến hữu trên chiến trường bởi họ phải nhận lấy cái chết để cho mình được sống. Có câu nói cứ làm day dứt mãi trong dòng suy tư của tớ: "Có người nằm xuống mới có kẻ được sống."

    Sẽ có ai đó cho rằng tớ thật nực cười khi dám nói ra cảm giác của một người lính từ chiến trận trở về, trong khi bản thân còn chưa một lần đặt chân tới đó. Chính tớ cũng cảm thấy lạ kì cho điều ấy, có lẽ, đây chính là điểm tài năng mà nhà văn Nguyễn Bảo Ninh bộc lộ, qua những con chữ thực tế của ông, người đọc dù chưa từng tiếp xúc với bom đạm vẫn có thể nghe thấy thanh âm hãi hùng vang dội ấy vẳng vẳng bên tai, qua những câu từ gai góc của ông, người đọc dù muốn dù không cũng ngửi thấy mùi tử thi vật vờ trong không khí, cũng lòng đau quặn thắt bởi cái chết của những người mình chưa từng biết mặt. Một cây bút tài năng sẽ thực sự làm được điều ấy, sẽ khiến người ta bước xuyên qua ranh giới giữa hiện tại và quá khứ, sẽ khiến người ta vô tình sống một cách nhập tâm và thực thụ một cuộc đời mà tưởng chừng chỉ tồn tại trên trang sách.

    Bước vào thế giới của Nỗi buồn chiến tranh, là đi sâu vào mảnh đất tang thương thời loạn thế, là lắng nghe tiếng lòng của nhưng linh hồn oan khuất mà thể xác họ đã nằm sâu dưới lớp cát bụi chiến tranh. Và nếu như ta cứ sống mà bỏ qua những đau thương tưởng chừng như đã cũ, thì chiến tranh sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Những kí ức có thể phôi pha, những đớn đau sẽ dần nguội lạnh, vết thương sẽ lành, nhưng những hậu quả mà chiến tranh để lại thì sẽ còn mãi, sẽ không bao giờ nguôi.

    [​IMG]
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...