Đề bài: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà được một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. "Sách cũ trăm lần xem chẳng chán-thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay", hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất, đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến về việc đọc sách đối với học sinh hiện nay. Bài làm: Sách là kho tàng quý báu lưu trữ tri thức của nhân loại. Thế nhưng đáng buồn thay, sách đang dần bị thay thế bởi các công nghệ hiện đại. Và hiện tượng học sinh ít đọc sách thậm chí thờ ơ với sách hiện nay là vấn đề đáng suy ngẫm. Hiện tượng đọc sách ít, thờ ơ với sách ở lứa tưởi học sinh ngày nay là văn hóa đọc đang dần bị mai một trong giới trẻ hiện nay. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các bạn trẻ cắm mặt vào các trò chơi, trang mạng xã hội trong khoảng thời gian dài nhưng lại rất hiếm khi thấy các bạn cầm sách đọc. Vậy nguyên nhân là do đâu? Nguyên nhân khách quan là do công nghệ thông tin, Internet ngày càng phát triển như: Game online, mạng xã hội, phim truyện, show thực tế giải trí.. mới lạ, đặc sắc thu hút các bạn trẻ. Gia đình thiếu quan tâm con cái, không khuyến khích con thói quen đọc sách. Nhà trường chưa có kế hoạch, tuyên truyền thói quen đọc sách hay không có không gian đọc sách cho học sinh. Xã hội không có chương trình khuyến khích, vận động việc đọc sách trong toàn dân để nâng cao dân trí. Mặt khác, các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới, xuất bản sách "xấu" không mang giá trị, lợi ích cho người đọc. Việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Một nguyên nhân quan trọng nữa chính là do ý thức học tập, chủ động đọc sách của thể hệ trẻ còn kém, ngại đi mua mà chỉ cần ở nhà mở Internet là có tất cả. Hậu quả dẫn đến là học sinh không có vốn kiến thức cần thiết, thiếu hiểu biết, dễ sa vào con đường tối tắm;việc học trở nên khó khăn như năng lực đọc kém, viết sai chính tả nhiều. Không đọc sách làm cho tâm hồn học sinh trở nên khô cằn, thiếu cảm xúc và rung cảm. Học sinh ngày càng ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu văn minh, vô lễ với thầy cô và người lớn. Hơn thế khiến học sinh không biết cảm thông, chia sẻ yêu thương, không kiềm chế được bản thân nên dễ xảy ra bạo lực học đường. Do đó không có sách thì sự hiểu biết ngày càng lạc hậu không thể bắt kịp những thay đổi tiên tiến của thế giới, nhân loại. Để giải quyết hiện tượng này, gia đình cần quan tâm bồi dưỡng tâm hồn và thói quen đọc sách cho trẻ. Nhà trường và xã hội khuyến khích và tổ chức trong trường và ngoài xã hội, phong trào hoạt động đọc sách trong toàn dân. Các cơ quan siết chặt việc xuất bản lưu hành sách ra thị trường. Với học sinh, cần chủ động đọc sách mỗi ngày để rèn luyện trí tuệ và hoàn thiện bản thân, giữ gìn, chọn lọc sách hay có giá trị, khuyến khích bạn bè mọi người đọc sách. Hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn dắt ta đến cánh cửa tương lai xán lạn.