NLXH về lòng biết ơn qua câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Mùi, 9 Tháng hai 2024.

  1. Nguyễn Thị Mùi

    Bài viết:
    6
    Bài nghị luận xã hội về lòng biết ơn thông qua câu tục ngữ 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'

    Sinh ra là con người, lòng tham không đáy. Bởi khi con người đạt được thứ họ muốn rồi thì họ lại muốn nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Nên con người bao giờ cũng ở trong trạn thái mọi thứ chưa bao giờ là đủ với họ, cảm thấy người khác mắc nợ mình, dường như họ quên mất khái niệm cho đi. Thực tế trong cuộc sống đời thường, chúng ta hầu như không nhận ra rằng mình nhận nhiều hơn là cho đi và chỉ khi có lòng biết ơn thì cuộc sống mới trở nên phong phú. Hiệu được điều đó, từ ngàn xưa, nhân dân ta nhắc nhở nhau:

    "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

    [​IMG]

    Vâng, câu tục ngữ đã mượn những hình ảnh gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những quan điểm thực tế khách quan. Ăn 1 quả ngọt thì dễ, thì nhanh chứ lúc trồng phải chờ đợi và tốn không ít công sức. Nhưng câu tục ngữ khá là mâu thuẫn, ai trong đời cũng được thưởng thức rất nhiều loại trái cây mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, nhưng làm sao biết được ai đã trồng nên loại trái cây đó khi đã qua 1 loại quá trình và đến tay người bán. Hay làm sao nhớ hết được số lượng người trồng lớn đến thế như đúng với nghĩa ban đầu của nó được. Nhưng suy đi nghĩ lại cho cùng thì mới nhận ra được hàm ý sâu xa của nó. Chúng tôi là người hưởng thành quả, tức là người "ăn quả" và tất cả những thành quả mà chúng ta đang được hưởng thụ không phải tự nhiên mà có. Đó là nhờ công sức, sự lao động vất vả của những người làm ra thành quả tức là "kẻ trồng cây". Vì vậy biết ơn và cảm ơn chính là điều đơn giản và tối thiểu nhất mà chúng ta cần làm cho họ.

    Đặc biệt, bầu trời tự do, hòa bình và nền độc lập mà người nay đất nước ta có được là nhờ vào sự

    Hy sinh xương máu của thế hệ cha anh đi trước. Với tinh thần yêu nước lãnh liệt và lí tưởng sống cao đẹp, những người lính đã xông pha mặt trận, cần trường, dũng cảm, đối mặt với "mưa bom, bão đạn", hi sinh tuổi xuân, tuổi đời để đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ, bờ cõi của dân tộc. Nhận thức được công ơn lớn lao đó cùng với đạo lí về lòng biết ơn không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng những việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm, chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ.

    Truyền thống tốt đẹp đó còn được biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lễ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với tổ tiên. Nhà nước cũng đã lấy ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công lao của các vị vừa hùng - những người có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước. Với câu ca dao quen thuộc luôn thường trực trong tâm trí mỗi người, như một lời nhắc nhở:

    "Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3"

    Đối với các học sinh thì người lái đò luôn là người mà đời đời các học sinh kính trọng. Những con người trong thầm lặng đã hy sinh, dạy dỗ mỗi chúng ta trở thành những con người có ích với xã hội, đem lại sự thành công, và là những người gieo trồng những hạt giống đầu tiên trên mãnh đất tri thức của mỗi con người. Người mà, cả cuộc đời dành trọn để cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Vì vậy ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) hằng năm luôn là dịp để các học sinh bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo kính yêu.

    "Con ơi ghi nhớ lời này

    Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên."

    Sâu kín trong tâm hồn, chúng ta không phải là những người với ơn. Tuy nhiên vì đời sống máy móc bận rộn, vì những lo lắng trong cuộc sống, có khi vì mệt mỏi, chúng ta đã không còn thì giờ suy nghĩ đến những công lao đó. Đó là điều mà chúng ta cần khắc phục vì không khéo, nguồn cội sẽ đi vào quên lãng khi con người chỉ biết cuốn theo thời gian. Song, cần phê phán những kẻ "ăn cháo đá bát", "có mới nới cũ", đó là loại người lừa thầy phản bạn, bất hiếu, là kẻ lười học, phá hoại tài sản của đất nước như việc quên đi nguồn vội của mình, đó là việc đáng trách, ta cần phải loại bỏ.

    Được sinh ra trên cõi đời này hãy cảm thấy may mắn bởi đó là phúc phần. Dẫu có chuyện gì xảy ra chăng nữa phải luôn hiểu rằng: Khi chúng ta thực sự biết ơn ngay cả với những điều nhỏ nhất, với từng khoảnh khắc trong cuộc đời thì dường như cuộc đời sẽ mang lại cho chúng ta những điều tuyệt vời hơn. Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được hạnh phúc, khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc từng giờ. Câu tục ngữ là một ngọn đèn chân lí của xã hội, nó thấm đượm ta nghĩa về lòng biết ơn, một điều cốt yếu của cuộc sống.

    [​IMG]

    -Have a nice day! -
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...