[NLXH] Văn hóa ứng xử trên không gian mạng - Bách Tuế Miêu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Bách Tuế Miêu, 22 Tháng một 2022.

  1. Bách Tuế Miêu Bách Tuế Miêu - Bách tuế cô miên

    Bài viết:
    222
    Bài dự thi Miss VNO 2021

    Vòng 3: Thách thức

    Thí sinh: Bách Tuế Miêu

    SBD: 037

    Đề: Viết một bài văn nghị luận 1000 – 3000 chữ về vấn đề: Văn hóa ứng xử trên không gian mạng.

    Trong năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng nổ ở nước ta, hầu như những hoạt động vui chơi, giải trí, làm việc, học tập.. Đều chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp, cụ thể là thông qua mạng internet. Trong môi trường này, bất kì ai cũng có thể chia sẻ việc riêng tư hay những sự kiện, nhân vật mà mình quan tâm. Những vấn đề đó cũng sẽ dễ dàng được lan truyền, nhận được sự hưởng ứng của nhiều người. Và đương nhiên, sự quan tâm của dư luận luôn luôn tồn tại hai mặt song song là tích cực và tiêu cực, đồng thời làm nổi bật lên một vấn đề mới: Văn hóa ứng xử trên không gian mạng.

    [​IMG]

    Ở ngoài mình thua, phím đua mình chấp.

    Nguồn: TTC.

    "Văn hóa" có rất nhiều cách hiểu, nhưng ở đây chúng ta có thể tạm thời định nghĩa "Văn hóa ứng xử trên không gian mạng" là thái độ, hành vi ứng xử của cá nhân, cộng đồng khi tham gia hoạt động trên không gian mạng, là cơ sở để đánh giá mức độ phát triển về nhận thức của cá nhân và cộng đồng. Và thật đáng buồn, hiện nay nước ta đang bị đánh giá là một trong những quốc gia có cộng đồng mạng kém văn hóa và tiêu cực nhất. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng điểm qua một số loại "văn hóa ứng xử trên không mạng" ở nước ta hiện nay:

    Đầu tiên, phải nói đến "văn hóa" áp đặt – "văn hóa" miệt thị, đây là hai thể loại "văn hóa" đi chung và hiếm khi tách rời nhau. Thông thường khi một vấn đề nảy sinh, người ta sẽ không nhìn nó theo nhiều chiều, mà luôn muốn áp đặt tư tưởng của bản thân lên trên người khác, trong cách nhìn của những cá nhân này, việc không giống ý họ là "tội ác" cần phải bài trừ. Điển hình như trong bài báo viết về việc một đôi bạn trẻ có ước mơ cưu mang chó mèo bị bỏ rơi và không muốn sinh con, sẽ có rất nhiều người nhảy vào dùng những lời lẽ cay nghiệt để mạt sát họ, dễ thấy nhất là những câu nói đại loại: "Không đẻ con thì đến già chó mèo nó nuôi cho"; "Không đẻ được thì tìm cớ"; "Cây độc không trái gái độc không con".. Hay thậm chí, việc một người phụ nữ trẻ tái hôn sau khi chồng mất nhiều năm, cũng bị rất nhiều các bà các cô, các anh, các chị và cả các cha, các chú nhảy vào bình luận với những lời lẽ cực kì khiếm nhã. Phải chăng, cái tôi và những uất ức giấu kín trong đời thường lúc này mới có dịp bộc lộ?


    [​IMG]

    Mỗi người đều có góc nhìn riêng cho mọi việc, đừng áp đặt suy nghĩ của bản thân cho đối phương khi còn chưa rõ đúng sai.

    Nguồn ảnh: Internet.

    Thứ hai, là "văn hóa" hóng biến, tán chuyện, tin vịt – "văn hóa" ninja, đây cũng là một cặp đôi cực kì nóng bỏng trên không gian mạng. Tò mò là bản tính cố hữu của con người, người Việt ta lại càng được mệnh danh là "chúa tể của những câu chuyện" qua những việc xưa tích cũ như phát trực tiếp một sự kiện nào đó để người người háo hức rủ nhau đi xem, ví như mạo hiểm vây xem bộ đội tháo boom hay đặc công vây bắt tội phạm có vũ khí nóng, thậm chí, có rất nhiều người bán hàng rong cũng nhờ vậy mà có một hồi ăn nên làm ra. Trong "kỉ nguyên Covid" hiện nay, sự hiếu kì của nhân loại nói chung và người Việt Nam nói riêng lại càng không giảm bớt mà giống như là lửa được thêm dầu. Bạn ở đâu không quan trọng, chỉ cần có mạng internet và thiết bị truy cập, bạn sẽ dễ dàng ngồi trên cầu cá ở Cà Mau cũng có thể biết được tường tận chuyện một đám con nít đánh nhau ở Sơn La, hay chỉ một phút vô tình, chính bản thân bạn cũng có thể trở thành đầu đề của một câu chuyện nóng bỏng bất kể đúng sai. Mới đây, là chuyện một người đàn ông đánh con gây ra hai vết xước, chỉ qua lời của vài người đã biến thành một thảm án gia đình trời không dung đất không tha. Vậy ai là người đưa lên những tin tức đó? Bạn không thể biết được, tôi cũng vậy. Họ giống như các vị nhẫn giả trứ danh của nước Nhật – đến vô ảnh mà đi cũng vô hình, gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra hậu quả nặng nề, nấp sau bàn phím và không để lại một chút dấu vết nào cho kẻ khác truy tung.

    [​IMG]

    4.0 - Thời đại mà người thường chỉ trong chớp mắt đã hóa thành Ninja.

    Nguồn: Trong ảnh.

    Thứ ba, "văn hóa" số đông – "văn hóa" chửi. Trong nhiều cuộc tranh luận nổ ra ở không gian mạng, không cần biết đúng sai, chỉ cần "người giống bạn" đông, thì bạn là người chiến thắng! Tập thể sẽ vùi dập, đay nghiến, giẫm đạp người trái suy nghĩ chiều với mình, lời lẽ được trưng dụng nhiệt tình từ "cao cao trên đầu" đến "thấp thấp dưới lưng quần", chửi càng hay thì càng nhiều người ủng hộ. Chưa kể, trong những cuộc thi quốc tế, người hâm mộ cuồng tín còn truy tìm trên mạng xã hội trang cá nhân hay tổ chức thuộc về đối thủ của thí sinh nước nhà để nhảy vào oanh tạc bằng những lời lẽ không nằm trong từ điển mà google cũng không thể dịch ra. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được rất nhiều hiện tượng mạng sinh ra nhờ có "phong cách chửi" hơn người, cũng từ đó mà "văn hóa chửi" đã ra đời. Nói một cách đơn giản, những cá thể trong "nền văn minh này" luôn sâu sắc khắc ghi chân lí: Ai ngứa mắt mình, phải chửi, ai trái ý mình, phải chửi, ai không nghe lời mình, phải chửi, ai bênh người mình ghét, phải chửi, và ai bị số đông chửi, thì mình chửi nốt.

    [​IMG]

    Lên mạng không chửi người không nể.

    Nguồn: Trong ảnh.

    Ngoài ra, còn có nhiều "nền văn hóa" tiêu cực mọc lên trên mạng như nấm sau mưa, ví như "văn hóa ăn xin", "văn hóa tạo phốt", "văn hóa lừa đảo", "văn hóa khoe thân", "văn hóa bạo lực", "văn hóa cổ súy tội phạm".. Khiến cho không gian mạng Việt Nam ngày càng độc hại và trở nên xấu xí trong mắt bạn bè thế giới.

    Chúng ta không thể phủ định những giá trị tốt đẹp mà không gian mạng đã mang đến. Và suy cho cùng, cho dù người dùng mạng là cá nhân thuộc về "nền văn hóa" nào kể trên thì đều có một điểm chung rất lớn, đó là thỏa mãn cái tôi và khao khát chứng tỏ bản thân trước cộng đồng. Thiết nghĩ, mong muốn đó không quá xấu, nhưng mỗi người nên chọn cho bản thân một cách thức tích cực hơn, nhân văn hơn. Đừng vì một chút danh tiếng hão hay những lời tán tụng vô thưởng vô phạt mà đánh mất bản thân mình. Hãy để "văn hóa ứng xử trên không gian mạng" của chúng ta thật sự trở thành Văn hóa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng một 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Nhanh gọn trọng tâm. Gút chóp sy phụ!
     
  4. Vô Ky Cơ Tiện

    Bài viết:
    259
    Rất ý nghĩa rất xúc tích
     
  5. Hắc Y Phàm Nhiếp Vương Linh Cảnh

    Bài viết:
    381
  6. Bách Tuế Miêu Bách Tuế Miêu - Bách tuế cô miên

    Bài viết:
    222
    Hí hí, xin cám ơn các chiến hữu đã ủng hộ <3
     
  7. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
  8. Bách Tuế Miêu Bách Tuế Miêu - Bách tuế cô miên

    Bài viết:
    222
    Lo đăng bài đi kìa gái =))
     
  9. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    :)) khum
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...