NLXH: Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Dàn ý, bài viết chi tiết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 7 Tháng mười hai 2023.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,903
    Suy Nghĩ Về Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Của Dân Tộc


    Dàn ý

    1. Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề

    - Dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống đề cao giá trị văn hóa, cội nguồn của dân tộc.

    - Trong đó, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc là thái độ luôn được mọi người giữ gìn và phát huy.


    2. Thân bài

    *Giải thích

    - "Giữ gìn và phát huy" là làm cho cái hay, cái tốt được nguyên vẹn, được lan rộng và tiếp tục phát triển thêm.

    - "Văn hóa" là những giá trị vật chất và tinh thần được cộng đồng xã hội lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày.

    =>Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc là thái độ, hàng động, việc làm bảo tồn, lưu giữ, phát huy các giá trị, truyền thống và niềm tự hào đặc biệt của dân tộc.

    [​IMG]

    *Bình luận

    - Vì sao cần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc?

    + Vì mỗi dân tộc đều trải qua bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước khác nhau..

    +Vì bản sắc văn hóa là cái riêng của mỗi dân tộc. Nếu một dân tộc đạt đỉnh cao về kinh tế nhưng không giữ được cốt cách dân tộc thì sự phát triển ấy là không trọn vẹn.

    - Ý nghĩa:

    +Giúp mọi người hiểu biết, trân trọng quá khứ, lịch sử, cội nguồn.

    +Mọi người sẽ được hiểu biết nhiều hơn về quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

    +Giúp con cháu quý trọng truyền thống xây dựng và phát triển đất nước của dân tộc

    +Biết trân trọng cuộc sống đang được hưởng để có thêm động lực để phấn đấu học tập, lao động, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương.

    + Góp phần tạo nên nét đẹp riêng, bản sắc riêng của mỗi dân tộc..

    +Góp phần duy trì, phát triển, làm rạng rỡ thêm những phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, hiếu học, sống nghĩa tình, tương thân tương ái được từ thời cha ông..

    - Dẫn chứng: Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội đền Trần Thương của tỉnh Hà Nam.

    +Lễ hội đền Trần Thương tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm thu hút lượng người về lễ rất đông.

    +Lễ hội Đền Trần Thương là một trong những lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Hà Nam, ca ngợi công đức của các anh hùng dân tộc và nhắc nhở con cháu ca ngợi, tôn vinh, biết ơn truyền thống tổ tiên, cha ông và mong muốn một năm nhà nhà hạnh phúc, ấm no..

    [​IMG]

    - Bài học rút ra:

    + Cần nhận thức được văn hóa dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hóa của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hóa khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay.

    +Chúng ta nãy biết trân trọng những gì mình đang có, để tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

    +Các ban ngành phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

    *Kết bài:

    - Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ


    Bài làm chi tiết

    Đề bài viết tập làm văn môn Ngữ văn, dạng Nghị Luận Xã Hội (NLXH), chủ đề: Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc

    Dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống đề cao giá trị văn hóa, cội nguồn của dân tộc. Trong đó, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc là thái độ luôn được mọi người giữ gìn và phát huy.

    Có thể hiểu giữ gìn là làm cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại; phát huy là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng tác dụng và tiếp tục phát triển thêm. Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày. Như vậy, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc là thái độ, hàng động, việc làm bảo tồn, lưu giữ, phát huy các giá trị, truyền thống và niềm tự hào đặc biệt của dân tộc.

    Vậy vì sao cần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc? Vì mỗi dân tộc đều trải qua bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước khác nhau, tạo nên nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Vì bản sắc văn hóa là cái riêng của mỗi dân tộc, nếu một dân tộc đạt đỉnh cao về kinh tế nhưng không giữ được cốt cách dân tộc thì sự phát triển ấy là không trọn vẹn và không bền lâu.

    Thật vậy, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua các lễ hội ở địa phương giúp hiểu biết, trân trọng quá khứ, lịch sử, cội nguồn. Từ đó con cháu biết quý trọng truyền thống xây dựng và phát triển đất nước của dân tộc, hiểu biết nhiều hơn về quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

    Biết trân trọng cuộc sống đang được hưởng thì chúng ta sẽ biết phấn đấu học tập, lao động, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương. Các lễ hội ở địa phương được tổ chức sẽ làm rạng rỡ thêm các giá trị văn hóa. Các lễ hội truyền thống; các phong tục, tập quán, các truyền thống văn hóa và nghệ thuật của dân tộc sẽ tạo nét đẹp riêng của mỗi quốc gia. Các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, hiếu học, sống nghĩa tình, tương thân tương ái được từ thời cha ông đã thành truyền thống, được con cháu trân trọng, phát huy.

    Các lễ hội ở địa phương càng tái hiện sinh động, chân thực lao động của ông bà tổ tiên cùng các truyền thống tốt đẹp ấy càng giúp nhân dân cảm nhận được đời sống vật chất, tin thần cùng những tâm tư, tình cảm mà cha ông gửi gắm.

    Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội đền Trần Thương ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây là nét văn hóa đặc sắc của Hà Nam.

    Câu ca "Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ" lưu truyền trong dân gian để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh Mẫu (Liễu Hạnh).

    Câu ca còn như một lời nhắc nhở những người con hành hương tìm về cội nguồn và cùng hòa mình vào lễ hội tưởng nhớ Đức Thánh Trần.

    Đây là một trong 3 ngôi đền lớn của cả nước, nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỉ XIII.

    Lễ hội đền Trần Thương tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm thu hút lượng người trong và ngoài tỉnh về lễ rất đông. Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Nghi lễ được diễn ra với lễ rước kiệu, dâng hương, tế lễ tưởng nhớ đến Đức Thánh Cha và Đức Thánh Trần. Du khách hành hương theo lộ trình chiêm bái, tôn vinh người anh hùng dân tộc, đã được tôn là bậc "Thánh", cầu mong những điều tốt lành. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi phong phú, độc đáo như thi bơi chải trên sông, diễn sướng thanh đồng, trò chơi đánh cờ tướng.. Ấn tượng nhất là trò chơi thi đấu cờ tướng. Trò chơi cờ được tổ chức nhằm tưởng nhớ tài thao lược quân sự của Hưng Đạo Đại Vương cũng như rèn luyện trí tuệ, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    bichmong77, saudz, Ôn An Na2 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...