NLXH: Suy nghĩ về tinh thần tự học Ngạn ngữ Nga có câu "Bộ lông làm nên vẻ đẹp con công, học vấn làm nên vẻ đẹp con người". Học tập là một nhiệm vụ tất yếu đối với mỗi con người. Nhất là đối với thời đại hiện nay, khoa học tiến bộ, hiện đại, chúng ta càng cần phải học, tiếp thu kiến thức nhân loại "Học, học nữa, học mãi". Và tự học là một phương pháp học tập hiệu quả và đúng đắn. Học là tiếp thu kiến thức từ sách vở, từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức cho mình để làm hành trang cho bản thân khi bước vào đời. Tự học là tự giác, chủ động tích cực, tìm tòi, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức từ mọi yếu tố xung quanh. Tự học có rất nhiều hình thức như tự học ở trường, ở nhà, từ thực tế cuộc sống.. Tự học ở trường là ta biết thêm về kiến thức, lý thuyết, mày mò, tìm tòi những bài tập hay, những cách giải ngắn chính xác, nhanh gọn nhất. Luôn củng cố, trau dồi bản thân, vươn đến sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt. Ngoài những kiến thức ta học được từ trường lớp, sách vở, ta cần phải biết áp dụng vào cuộc sống, sau những lần vấp ngã ta sẽ vẫn vàng hơn, rút ra được bài học cho chính mình. Dù bằng nhiều hình thức thì tự học là cách học hiệu quả, chủ động, sẽ giúp ta rất nhiều trong học tâp cũng như trong cuộc sống. Trên thực tế cũng có những tấm gương tự học như Mạc Đĩnh Chi, vốn nhà nghèo, phải dùng đom đóm làm đèn học. Cần cù, siêng năng, chăm chỉ, tìm tòi, nghiên cưú, ông đã hái được thành công. Hay Bác Hồ-vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, bôn ba khắp năm châu, cái gì không biết không hiểu thì Người hỏi, khám phá, tìm tòi, không ngừng nỗ lực, Bác đã nói và viết thông thạo nhiều thứ tiếng, trở thành vị danh nhân văn hóa thế giới được nhiều người yêu quý, biết ơn. "Tôi năm nay bảy mươi tuổi và tôi vẫn phải học" Vậy tại sao ta cần phải tự học? "Trong cách học phải lấy tự học làm gốc" vì tự học là chìa khóa giúp ta làm chủ kiến thức, ghi nhớ kiến thức lâu hơn, đạt được kết quả cao trong học tập. Tự học còn giúp phát huy khả năng sáng tạo của bản thân, giúp say mê thích thú hơn với bài giảng. Do đó đây là phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả, hình thành thói quen chủ động, không dựa dẫm chờ đợi vào người khác. Trau dồi nhân cách, tri thức cho bản thân. Giúp ta tiết kiệm được thời gian và tiếp thu được lượng kiến thức lớn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người học đối phó, học vẹt, học cho qua loa.. Những cách học đó tuy sẽ giúp ta được điểm cao, được bằng này bằng kia.. nhưng về lâu dài sẽ trở thành con dao hai lưỡi cắt đứt con đường học vấn của bản thân. Đó là phương pháp học tập sai cần phê phán, lên án phương pháp học tập này. Hiểu được vai trò của việc tự học, là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tinh thần tự học ngay từ bây giờ, luôn luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên, trau dồi tri thức, phẩm chất đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, những kỹ năng cần thiết để trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng đất nước, góp phần làm cho đất nước giàu đẹp và văn minh. Bùi Thị Thảo Hương
THÔNG ĐIỆP TỪ MỘT TÌNH HUỐNG * * * Dội nước lạnh để dập tắt hay làm bùng nổ nghị lực tiềm tàng của người khác, đó là sự lựa chọn thái độ ứng xử của chúng ta trước những thất bại () Ngạn ngữ xứ mình có câu "Thất bại là mẹ thành công" nhưng nhìn lại câu chuyện tối qua, có hai cách ứng xử với thất bại. Có không ít người ngoài cuộc đã chế giễu sai lầm của thủ môn Bùi Tiến Dũng một cách thiếu tế nhị, đã đổ lỗi - thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức rằng "tuyển" thì không thể có những sai lầm "vớ vẩn". Còn người trong cuộc thì sao? Thành Chung, sau khi ghi bàn gỡ hòa đã vội vàng chạy về ôm Tiến Dũng - người đồng đội vừa gây ra sai lầm - để động viên. () Người có "quyền sinh sát" với mọi cầu thủ - Huấn luyện viên Park Hang Seo khi nhận được câu hỏi về sai lầm của học trò mình đã bình thản trả lời: "Mọi sai lầm của cầu thủ trên sân đều là lỗi của ban huấn luyện". (Theo Học được gì từ sai lầm của Bùi Tiến Dũng? Gia Tuệ - Trích báo Phụ nữ online - Sau trận Việt Nam gặp Indonesia – SEA Games 30, ngày 01/12/2019) A. Thông điệp được tác giả gửi đến người đọc qua ngữ liệu trên là gì? B. Nhận xét cách sử dụng từ ngữ (gạch chân ) trong câu văn sau đây: "Dội nước lạnh để dập tắt hay làm bùng nổ nghị lực tiềm tàng của người khác, đó là sự lựa chọn thái độ ứng xử của chúng ta trước những thất bại". HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A. Thông điệp của tác giả: Mỗi chúng ta cần ứng xử trước thất bại bằng thái độ nhân văn và tinh thần trách nhiệm. Trong câu văn, người viết đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (Dội nước lạnh dập tắt, bùng nổ nghị lực tiềm tàng), đối (với các từ trái nghĩa: dập tắt – bùng nổ) để diễn tả thái độ của con người vùi dập hay khơi dậy mạnh mẽ nghị lực của người khác sau những sai lầm, thất bại. Tác dụng: Cách sử dụng các biện pháp tu từ làm cho câu văn giàu hình ảnh, ý nghĩa tạo nên sự sinh động, hấp dẫn trong cách diễn đạt về thái độ, cách ứng xử của mỗi người trước sai lầm, thất bại của người khác