Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về kĩ năng tự chủ cảm xúc bản thân Danh ngôn có câu: "Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh". Bạn muốn sống bản lĩnh hay để bản năng cầm dây cương cuộc đời bạn? Dĩ nhiên, ai cũng muốn trở thành người bản lĩnh. Để có thể trở thành người như mình mong muốn, chúng ta phải học cách tự chủ cảm xúc, biến nó thành kĩ năng, thành phản xạ của bản thân. Tự chủ cảm xúc là biết nhận diện cảm xúc của mình, giữ gìn cảm xúc ấy ở trong trạng thái bình lặng nhất có thể dù bất cứ tình huống nào xảy ra. Người biết tự chủ cảm xúc cũng giống như vị thần Điềm Đạm trong câu chuyện cùng tên, dù có sấm giật, nước dâng cũng không sợ hãi, âm nhạc ảo huyền mê hoặc cũng không khuất lụy, không một sự tác động nào từ bên ngoài có thể lấn át được trạng thái tĩnh lặng bên trong. Người tự chủ cũng có rung cảm, xao động nhưng biết kìm giữ và điều khiển cảm xúc, không để chúng lấn át lí trí, chi phối hành vi của mình. Bởi vậy, người biết tự chủ cảm xúc thường có suy nghĩ thấu đáo, hành vi chuẩn mực, phong thái điềm đạm, hòa nhã trong các mối quan hệ. Dân gian có câu: "Một điều nhịn, chín điều lành" để khẳng định tầm quan trọng của việc tự chủ cảm xúc. Khi ta có thể kìm nén cơn tức giận do người khác hoặc do ngoại cảnh tác động, ta sẽ không rơi vào trạng thái "cả giận mất khôn". Tức giận như sương mù che mờ lí trí, lời nói và hành động trong lúc nóng giận có thể làm tổn thương người khác, làm xấu xí hình ảnh của chính mình, thậm chí gây nên những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, giữ trạng thái bình tĩnh trong tình huống này, ta sẽ lí trí hơn trong cách xử sự để không buông lời cay nghiệt, không đi đến quyết định, hành vi sai lầm. Có nhiều người khi rơi vào nghịch cảnh thì trở nên bi quan, chán nản. Nhưng có nhiều người lại nhanh chóng lấy lại được thăng bằng, chế ngự cảm xúc bi lụy, tiêu cực bằng cảm xúc lạc quan, tràn đầy hi vọng. Sự khác biệt của người biết làm chủ cảm xúc và người không biết làm chủ cảm xúc trong hoàn cảnh này sẽ quyết định cuộc đời của họ. Người vượt qua được cảm xúc tuyệt vọng sẽ mạnh mẽ đứng lên đối mặt với nghịch cảnh và chiến thắng. Ngược lại, người để sự bi quan đánh gục sẽ khó có sức mạnh để đương đầu với nghịch cảnh. Ai đó từng nói: "Lợi thế của cảm xúc là chúng dẫn ta đi lạc đường." Vậy nên, tự chủ được cảm xúc sẽ giúp ta không chệch đường, lạc hướng. Tự chủ cảm xúc trong tình yêu, giúp ta đủ lí trí để nhận ra con người thực sự của đối phương, không chọn sai người. Tự chủ cảm xúc trước ham muốn, dục vọng, sẽ khiến ta chiến thắng phần "con" trong chính mình, không ham muốn vô độ. Tự chủ cảm xúc trước uy quyền sẽ không bị uy quyền làm cho khuất phục, không uốn gối, quỵ lụy.. Người biết tự chủ cảm xúc sẽ dễ dàn xử lí tình huống và xử lí một cách sáng suốt, hiệu quả hơn người thường xuyên bị cảm xúc chi phối. Hiệu quả công việc vì thế sẽ tốt hơn. Người tự chủ cảm xúc sẽ là những người có nhiều cơ hội thành công hơn. Chẳng phải những người thành công, họ luôn có phong thái điềm đạm, tự tin đó sao? Như vậy, tự chủ cảm xúc mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho chính bản thân mình. Đồng thời, tự chủ cảm xúc còn lan tỏa nhiều điều tốt đẹp đến mọi người xung quanh, đến xã hội. Như trong gia đình, mọi người đều đối với nhau ôn hòa, sẽ giúp gia đình êm ấm, hòa thuận. Trong tập thể, ai ai cũng điềm đạm, nhã nhặn, sẽ giúp tập thể đoàn kết, vững mạnh. Trong xã hội, sự tự chủ cảm xúc của mỗi người sẽ giúp xã hội trở nên an sinh, yên bình hơn. Trong công việc quốc gia, người lãnh đạo biết tự chủ cảm xúc sẽ có những quyết định sáng suốt, hiệu quả. "Đừng nhượng bộ cảm xúc. Một trái tim quá nhạy cảm là thứ tài sản bất hạnh trên mặt đất không vững chắc này." Sẽ như thế nào nếu con người để cảm xúc "đi hoang"? Cảm xúc vô hình nhưng có sức mạnh ghê gớm. Bởi nó quyết định suy nghĩ, hành vi của chúng ta. Nếu không kìm giữ nó, làm chủ nó thì khác gì cưỡi ngựa không có dây cương và sớm muộn gì kẻ mạo hiểm ngồi trên lưng ngựa cũng sẽ bị ngã đau. Biết bao nhiêu sự việc đau lòng xảy ra hàng ngày đều do sự nóng giận của cảm xúc mà ra. Ba người con gái không kìm được sự ghen tức với mẹ đẻ trong chia chác đất đai đã hùa nhau đốt nhà của mẹ. Người chồng nóng giận trong lúc cãi cọ với vợ đã sát hại cả ba mẹ con và tự kết liễu đời mình.. Thống kê cho hay khoảng 70% các vụ án mạng liên quan đến nguyên nhân mâu thuẫn gia đình là hành động bột phát không có chủ ý trước - nghĩa là đều do không làm chủ được cảm xúc. Thật đáng buồn. Nếu bạn chưa có tài khoản, đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nội dung ẩn nha: LINK Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
Suy nghĩ về câu nói: "Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh". Tiểu thuyết gia Leo Tolstoy từng nói: "Sức mạnh thực sự của một con người đó là sự bình tĩnh.". Câu nói muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự bình lặng trong mỗi con người, chúng ta chỉ thực sự mạnh mẽ, trưởng thành khi giữ được sự bình yên trong tâm hồn. Và ở một phương diện nào đó, câu nói của Leo đã đồng điệu với quan điểm của nhà văn Tống Mặc: "Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh." Bản năng là một thứ gì đó vốn có sẵn, không phải học hỏi hay trau dồi của con người. Bản lĩnh là sự dũng cảm trong mỗi người, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm và bản lĩnh cần sự trau dồi, tôi luyện nơi con người. Cả câu nói muốn nhắn nhủ người đọc rằng cần kiểm soát và làm chủ những cảm xúc tự nhiên, bình tĩnh và thông tuệ trong cách hành xử sẽ mang đến những giá trị tích cực, sự bình an và hạnh phúc. Thế giới có muôn vàn cách sống việc lựa chọn sống như thế nào là quyền của mỗi người. Và sống một cách nóng vội, bộc phát cũng là một lựa chọn, tuy cách sống này có lẽ dễ dàng, thỏa mãn cảm xúc bản thân nhưng nó đem đến những hậu quả tiêu cực. Thứ nhất, nóng giận tức thời sẽ làm cản trở tư duy tỉnh táo, sáng suốt, từ đó ngôn ngữ hành vi trở nên cảm tính thiếu chính xác và hậu quả là gây ra những vấn đề không được giải quyết thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Thứ hai, nóng gián tức thời đội khi sẽ làm tổn thương chính bản thân và người khác, tạo khoảng cách trong các mối quan hệ cộng đồng. Điển hình như vụ việc đau lòng tại Đan Phượng Hà Nội năm 2017, vì những tranh chấp đất đai trong gia đình bị cáo Nguyễn Văn Đông đã không thể kìm nén cơn giận và tàn nhẫn ra tay sát hại cả gia đình. Bên cạnh đó, sự nóng giận làm ảnh hưởng đến những giá trị của cộng đồng, người không thể kiểm soát cơn giận sẽ không nhận được sự coi trọng của xã hội. Năm 2017 tại Sóc Sơn Hà Nội, chính bởi sự nóng giận không phù hợp của người dân nơi đây mà đã gây ra những tổn thương cho hai người phụ nữ bán tăm vô tội. Trái với những ảnh hưởng tiêu cực mà sự nóng giận tức thời gây ra, sự tĩnh lặng lại đem đến cho con người những giá trị tích cực. Nhưng để có thể bình tĩnh trước những tình huống tiêu cực đòi hỏi con người phải trải qua sự rèn luyện phẩm chất của bản thân, sự nhẫn nại và những kinh nghiệm trong cuộc sống. Tĩnh lặng trước cơn giận dữ của bản thân sẽ giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn sáng suốt từ đó có những lời nói, hành động đúng đắn. Bên cạnh đó, bình lặng để suy ngẫm nhìn nhận vấn đề giúp ta có khả năng kiểm soát ngôn ngữ hành động với những người xung quanh và tránh gây tổn thương cho người khác. Có sự tĩnh lặng trong tâm hồn, con người ta sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp, có sự hòa hợp với cộng đồng, nhận được sự quý trọng của xã hội. Câu chuyện của Người thầy giáo mang quân hàm xanh Trần Bình Phục của WeChoice Awards 2016. Nếu không phải là lựa chọn một thái độ bình tĩnh đối mặt với cơn bạo bệnh, kiên định trước lựa chọn dành cho các em nhỏ thiếu thốn chữ nghĩa trên hòn đảo xa xôi, thầy Phục sẽ không viết nên một câu chuyện truyền cảm hứng đến thế. Nóng giận tức thời cần được kiểm soát xong không có nghĩa con người lúc nào cũng phải kìm nén cảm xúc thật trong lòng, vì vậy chúng ta cần phải có kĩ năng giải tỏa cảm xúc đúng thời điểm, đúng đối tượng. Tĩnh lặng là cội rễ của bình an, của hạnh phúc và của các mối quan hệ nhân văn, sinh cũng cần phải có sự phân biệt giữa tĩnh lặng với sự im lặng, thiếu chính kiến, lập trường. Trong đại dịch covid 19, nhờ có sự mạnh mẽ, quyết liệt của người dân của chính quyền địa phương đối với những trường hợp vi phạm cách ly, từ đó đã tạo hiệu ứng tích cưc, hạn chế tối đa lây nhiễm cộng đồng. Là thanh niên học sinh chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa trưởng thành, tôi nghĩ mình cần có nhận thức và cách hành xử đúng đắn trước những tình huống tiêu cực, trau dồi kiến thức, kĩ năng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để có thể giữ được sự bình tĩnh trước sự nóng giận.