Đề: Hãy viết một bài NLXH về lòng dũng cảm của mỗi người. Cuộc sống đời thường luôn cho ta đón nhận những khó khăn, thử thách của cuộc đời để thành công, để trưởng thành. Sự dũng cảm chính là yếu tố then chốt để mỗi người dù là nam hay nữ, già hay trẻ cũng có thể vượt qua những thử thách, phong ba bão táp trong đời. Sự dũng cảm là sự gan dạ trong tim của mỗi người, đó là khi gặp khó khăn mà ta lại không chùn bước, vững ý chí mà đối đầu để đánh bại khó khăn trước mắt, dũng cảm cũng là không sợ hãi khi biết sắp phải đối đầu khó khăn, là sức mạnh để ta đi tiếp. Mặt khác ta có thể nói rằng sự dũng cảm là lòng tin vào chiến thắng của bản thân và đồng đội, tin rằng ta sẽ vượt qua, nung nóng ý chí và tìm cách vượt qua khó khăn. Có nhiều người hiện nay vẫn nhầm lẫn giữa sự liều lĩnh ngu ngốc và sự dũng cảm. Có những kẻ nghỉ rằng chỉ cần xông lên là dũng cảm, đó là nhận định của một kẻ thiếu kinh nghiệm và bình tĩnh, đó không phải là dũng cảm mà là sự liều mạng. Dũng cảm là quyết đương đầu với khó khăn, nhưng luôn bình tĩnh, những người dũng cảm luôn nứng nóng ý chí chiến thắng nhưng luôn cho mình một cái đầu lạnh, bình tĩnh suy nghĩ chiến lược để đối phó, vượt qua khó khăn, thử thách. Trái lại kẻ liều mạng là những kẻ chỉ biết xông lên với khó khăn không một tấc thắng, không chiến lược hay gì cả, kết quả mà họ nhận lại là sự thua cuộc thảm hại. Một vấn đề khác mà nhiều người vẫn nhầm lẫn là rút lui là chấp nhận thất bại, là kẻ hèn nhát? Không, rút lui không bao giờ là đồng nghĩa với hèn nhát, rút lui là để suy nghĩ cách giải quyết, tìm ra phương án tốt hơn, là để tìm kiếm sự giúp đỡ khác để tăng thêm sự thành công của chung. Rút lui có thể là để tiếp tục đối đầu thử thách lâu dài, quyết định điều cần tránh và cần làm, dàn xếp lại để tiếp tục đương đầu và vượt qua thử thách. Sự rút lui đôi khi là sáng tạo trong kế hoạch, ta có thể lấy ví dụ điển hình như kế hoạch tác chiến "Vườn Không Nhà Trống" của Đại Việt ta ở lúc xưa khi chống giặc ngoại xâm. Những người chỉ biết cố thủ mà đối đầu liên tục với khó khăn đến khi kiệt sức chỉ là sự cố chấp, không bao giờ có thể vượt qua thử thách. Từ thời xưa, sự dũng cảm đã được thể hiện qua bao nhiêu tấm gương anh dũng như anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh hùng Tô Vĩnh Diện quyết hi sinh không cho pháo tuộc dốc, chị Võ Thị Sáu quyết hi sinh cho quê mình, "Vùng Đất Đỏ", đó không phải là tất cả nhưng cũng quá đủ để ta biết được bao chiến công oai hùng của bao anh hùng của Việt Nam, đồng thời cũng là bao giọt máu anh dũng hi sinh không tiếc đời xanh, hóa mình vào giang sơn Việt Nam, vào độc lập - tự do - hạnh phúc của nhân dân Việt Nam hiện tại. Vì thế ta lại càng phải lên án và trừng phạt những kẻ khinh thường sự hi sinh dũng cảm ấy, những trái tim quả cảm của hòa bình, không phải chỉ là trong chiến tranh, mọi tấm gương anh dũng trong mọi lĩnh vực đều cần được tôn vinh, kính trọng, gìn giữ qua bao thế hệ. Những kẻ dám khinh thường hay chà đạp lên tấm gương ấy phải bị trừng phạt nghiêm minh theo pháp luật, phải tìm cách bài trừ khỏi xã hội. Dũng cảm là yếu tố thành công của con người, là niềm tin vào chiến thắng không phải chỉ bản thân mà còn là của đồng đội, mọi tấm gương dũng cảm vì mục đích tốt đẹp cần được tôn vinh, kính trọng.