NLXH: Em hãy viết đoạn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo…

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An béo, 23 Tháng chín 2021.

  1. An béo

    Bài viết:
    33
    Đề: Em hãy viết đoạn nghị luận khoảng 300 chữ trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo..

    Ca dao đã có câu: Công cha như núi ngất trời - Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông. Câu ca dao đã khái quát được công ơn trời biển của cha mẹ đối với con cái. Vì thế, đạo làm con không chỉ biết ơn, kính nhường cha mẹ mà còn phải chăm sóc, phụng dưỡng đáng sinh thành. Đó là đạo lí ngàn đời nay, là biểu hiện chân thàh nhất của lòng hiếu thảo. Vậy lòng hiếu thảo có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta? Hiếu thảo là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ của mình. Chúng ta phải có lòng hiếu thảo bởi nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta; là cách để chúng ta đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, đó là "cù lao chín chữ" của cha mẹ dành cho ta. Hiếu thảo còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người. Hiếu thảo không chỉ nói suông mà phải thể hiện bằng việc làm, hành động. Hiếu thảo cũng không chỉ làm để che mắt thiện hạ, làm theo nghĩa vụ mà phải chân thành, xuất phát từ trái tim, tình cảm. Hiếu thảo không chỉ là chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.. mà lớn hơn là phải biết vượt qua khó khăn, phải thành người có ích cho xã hội, giữ vững những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong văn chương cũng như trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp vô vàn tấm lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ. Đó là một Thúy Kiều bán mình chuộc cha, Kiều Nguyệt Nga thì "làm con đâu dám cãi cha".. Một em bé ít tuổi nhưng vì lòng hiếu thảo đã giúp em thông minh hơn khi nghĩ đến xé hoa cúc thành nhiều cánh đê mẹ sống lâu như trong câu chuyện "Hoa cúc tặng mẹ".. Và thực tế trong cuộc sống hiện nay, biết bao nhiêu người con đã vượt qua khó khăn thử thách để thành đạt trontg cuộc sống như anh Nguyễn Minh Phú như thầy Nguyễn Ngọc Kí vượt lên hoàn cảnh để thành người có ích.. Đó là lòng hiếu thảo. Người hiếu thảo sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng, noi gương; sẽ là mối quan hệ giã mọi người thân thiết, tình cảm hơn; sẽ bồi đắp, tô thắm thêm truyền thống quê hương gia đình.. Trái với lòng hiếu thảo là bất hiếu, vô ơn, bội nghĩa, chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc cha mẹ già yếu, neo đơn. Thay vì cha mẹ già yếu, bổn phận làm con cái phải phụng dưỡng thì lại gửi cha mẹ vào "viện dưỡng lão" bỏ mặc sống chết. Hay những người con chỉ vì những đồng tiền ít ỏi mà nhẫn tâm xuống tay giết hại chính cha mẹ mình. Người bất hiếu sẽ bị mọi người coi thường, khinh ghét, phê phán, bị xã hội lên án. Tuy nhiên hiếu thảo không có nghĩa là "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" mà cũng phải góp ý, thể hiện quan điểm để cha mẹ hiểu mình. Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa. Đó mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam. Cần rèn luyện tấm lòng hiếu thảo để có được lối sống nghĩa tình, hòa hợp với xung quanh. Lối sống giàu tình cảm giúp ta tìm kiếm được hạnh phúc trong cuộc sống này. Đó cũng là lời nhắc nhở của câu ca "đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ; gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha".
     
    LỤC TIỂU HỒNG thích bài này.
    Last edited by a moderator: 5 Tháng mười hai 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...