NLXH: Bài học từ câu chuyện Tờ giấy trắng - Trích Quà tặng cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phong Diệm, 12 Tháng mười 2023.

  1. Phong Diệm

    Bài viết:
    26
    Đề bài: Đọc câu chuyện sau: "Tờ giấy trắng" và trình bày suy nghĩ của em về bài học được gợi ra từ câu chuyện trên?

    Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ và hỏi:

    – Các em có thấy đây là gì không?

    Tức thì cả hội trường vang lên:

    – Đó là một dấu chấm.

    Ngài hiệu trưởng hỏi lại:

    – Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

    Nói rồi, ngài kết luận:

    – Thế đấy con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.


    (Quà tặng cuộc sống)​

    [​IMG]

    Bài làm

    Nhà văn Johann Wolfgang von Goethe đã từng nói: "Không có gì tầm thường trên thế giới. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn". Thật vậy, cuộc sống này như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận nó. Thay đổi góc nhìn sẽ giúp bạn thấy được nhiều cơ hội mới mà trước đó bạn không sao thấy được. Đọc câu chuyện "Tờ giấy trắng", ta lại càng hiểu hơn về điều đó.

    Câu chuyện mở đầu bằng sực việc ngài hiệu trưởng cho học trò nhìn mọt tờ giấy trắng có một chấm đen ở một góc nhỏ. Tất nhiên, học trò sẽ nhìn thấy dấu chấm đen ấy bởi vì nó là dấu hiệu khác biệt nhất, đáng chú ý nhất mà không một ai nhận ra đó chỉ đơn giản là một tờ giấy trắng, không một ai nhận ra rằng dấu dấu chăm chỉ chiêm một phần cực nhỏ của tờ giấy, phần còn lại vẫn nguyên giá trị, vẫn sử dụng rất tốt. Từ đó, ông đưa ra kết luận: "Thế đấy con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó". Ý kiến trên đã đem lại bài học sâu sắc về cách đánh giá và nhìn nhận của con người trước một sự vật: Không nên quá chú ý đến sai lầm, thiếu sót - "vệt đen" mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều có những khoảng trống - "tờ giấy trắng" để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp và hoàn thiện nhân cách.

    Tại sao vậy? Bởi lẽ, "nhân vô thập toàn", con người sinh ra trên đời này giống như tờ giấy trắng kia vậy, không có ai là hoàn hảo cả. Minh chứng cho điều đó là nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein nổi tiếng với sự thông minh vượt trội và những cống hiến thay đổi thế giới nhưng thời thơ ấu, ôn g lại là một đứa trẻ không thế nói được cho đến khi 4 tuổi, không thể đọc được cho đến khi 7 tuổi và thậm chí là bị đuổi học vì bị cho rằng ông tiếp thu quá chậm. Thế đấy, người thành công, có cuộc sống tốt đẹp ở hiện tại nhưng chưa chắc quá khứ của họ đã như vậy.

    Tuy rằng, "Không phải ai cũng tốt đẹp, nhưng luôn có điều gì đó tốt đẹp trong bất cứ ai. Đừng vội phán xét người khác bởi vị Thánh nào cũng có một quá khứ và kẻ tội đồ nào cũng có tương lai" (Oscar Wilde). Vì vậy, khi nhìn nhận, đánh giá một sự vật, sự việc, ta cần nhìn nhận ở nhiều phương diện: Bề nổi, bề sâu nhất là những mặt tốt mang tính căn bản. Quan trọng hơn, ta cần phải có niềm tin vào họ; biết cảm thông, tha thứ cho những khuyết điểm hay lỗi lầm của họ; biết trên trân trọng những giá trị tốt đẹp để từ đó có thể phát hiện ra những điều tốt đẹp ở người khác để có thể hợp tác, nâng niu. Giống như trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam cao, ông giáo đã nhìn thấy vẻ đẹp nhân phẩm đáng quý: Lòng nhân hậu, tình yêu thương con và lòng tự trọng cao thượng ẩn sâu trong vẻ ngoài gàn giở, lẩm cẩm của lão Hạc bằng cách "cố mà tìm hiểu" lão.

    Giống như một thanh nam châm có hai cực, trong cuộc sống ngày nay không hiếm người giống "thầy bói xem voi", phiến diện, hẹp hòi khi đánh giá mọi việc.. lại có những người có cái nhìn bi quan, thiếu tự tin về những sự vật, sự việc xung quanh mình. Những người này nên thay đổi quan điểm, góc nhìn của bản thân để tìm kiếm cơ hội, niềm vui tốt đẹp trong cuộc sống.

    Nói tóm lại, câu chuyện "Tờ giấy trắng" là một câu chuyện đầy ý nghĩa, đánh thức ở con người thái độ sống tích cực với cái nhìn lạc quan, giàu tình yêu thương. Hãy nhớ rằng: "Luôn luôn có điều gì đó tuyệt diệu đang diễn ra. Chúng ta chỉ phải chọn cách nhìn thấy nó mà thôi" (Katrina Mayer).
     
    Ngọc Thiền Sầu, Ái GiaoLieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...