Đề: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về tri thức là sức mạnh. Bài 1 Từ xưa ông cha ta đã có câu: "Dẫu có bạc vài trăm vạn lạng, chẳng bằng kinh sử một vài pho", từ sự so sánh tương phản mang tính chất định lượng giữa "vài trăm vạn" lượng bạc với "một vài pho" kinh sử đã đủ để nói lên giá trị của việc học tập để bồi đắp tri thức. Có thể nói rằng, việc học tập của mỗi người là vô cùng quan trọng, vì nó giúp vun vén nên một nguồn tri thức phong phú, nhất là khi "tri thức là sức mạnh". Tri thức của một người là cả một kho tàng hệ thống kiến thức mà người đó tích lũy được thông quá quá trình học tập và tham gia thực tiễn. Có thể nói rằng, bề dày tri thức của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, mà phải dựa vào sự cố gắng của từng người. Người có tri thức sẽ có được một cuộc sống đủ đầy, nâng cao chất lượng đời sống của bản thân. Bản thân tri thức cũng giúp con người ta mở ra được chân trời mới của cuộc sống, giúp họ khẳng định được bản thân mình. Tri thức là sức mạnh của con người, nguồn sức mạnh đến từ tận sâu của con người, không thông qua trợ lực, cũng không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nhân tố nào ở bên ngoài. Bạn có thể là một kẻ trắng tay không tiền không của, nhưng bạn vẫn có thể vực dậy, phát triển lên nếu bạn có vốn liếng tri thức. Tuy nhiên, nếu bạn kho tàng tri thức của bạn cũng là một thứ trống rỗng, thì bạn sẽ không thể làm được gì nữa cả. Dù biết là thế, nhưng trong cuộc sống hiện nay, vẫn có nhiều người hoàn toàn không xác định được tầm quan trọng của việc tích lũy kiến thức, họ không biết cố gắng học tập, trau dồi bản thân.. Bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên ngoài kia, hay hàng tá điều lý thú của vũ trụ trong mắt họ chỉ là những vệt màu nhỏ bé, xám xịt. Và họ đánh mất đi trí thức, đánh mất đi sức mạnh của bản thân mình, dần dần dẫn đến sự thất bại, mại chẳng thể thành công. Thế nên, có thể nói rằng tri thức là hành trang thiết yếu mà mỗi người cần khi đặt chân lên đường đời, hãy trau dồi tri thức để có thể gia tăng sức mạnh của bản thân mình, dần dần phát triển, mở rộng đến sức mạnh của quốc gia, dân tộc. - Hết bài 1-
Bài 2 Nhà văn Francis Bacon đã từng nói rắng: "Tri thức là sức mạnh." Sau này, nhà triết học, đồng thời cũng là nhà chính trị vĩ đại là Lênin cũng phải phát triển thêm rằng: "Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức thì người đó có sức mạnh." Thế mới thấy rõ được tầm quan trọng của tri thức. Cuộc sống của chúng ta được bao phủ bởi muôn nghìn thứ, và tri thức là một hệ thống các kiến thức, thông tin, mô tả.. mà chúng ta biết được, hiểu được về thế giới này thông qua quá trình học tập, trau dồi và phát triển thực tiễn. Còn sức mạnh là khả năng mà tác động vào một người, một vật hay sự vật nào đấy. Tri thức là một thứ vô hình tồn tại trong tiềm thức, sức mạnh là thứ thể hiện ra bên ngoài, vậy thì tại sao lại nói tri sức là sức mạnh? Nói như thế bởi vì những con người có nhiều kiến thức, trải nghiệm thì sẽ có sức mạnh hơn người khác. Sức mạnh hơn người ở sự hiểu biết, học tập, ở vốn liếng tri thức mà chẳng phải ai cũng có được. Tri thức là viên gạch nền móng cho sự thành công. Đồng ý rằng thành công thì có nhiều cách, học không phải là con đường duy nhất, nhưng tri thức lại là vật liệu bất buộc phải có trong sự thành công. Bởi lẽ dù bạn đi theo hướng nào, thì tri thức cũng là thứ mà bạn buộc phải tích lũy thì mới có thể gầy dựng được cuộc sống của mình theo một phương hướng tốt đẹp. Tri thức chính là thứ khiến cho chúng ta cảm nhận rằng mình đang hiện hữu, đang tồn tại. Thế nhưng ngày nay, lại có nhiều người xem thường vị thế của tri thức. Điều này khiến họ trở nên khó khăn, lạc lỏng và mất phương hướng hơn trong việc tiếp bước đến sự thành công trong đường đời. Hãy nhớ rằng hành trang quý giá nhất của cuộc hành trình dài bất tận này chính là những kiến thức, trải nghiệm mà bạn gói gém được trong quá trình bước đi. Hãy cố gắng sử dụng nó để biến mình thành những ngôi sao rực rỡ ánh sáng, đừng để bản thân chìm sâu trong màn đêm tối tăm. - Hết bài 2 -