"Sông càng sâu càng tĩnh lặng, lúa càng chín càng cúi đầu", quả đúng như vậy, người càng trí tuệ thì càng tĩnh tâm, khiêm tốn. Như vậy, có thể nói khiêm tốn là đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và hành động. Con người khiêm tốn là một người biết mình, hiểu người, nhún nhường, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình, không khoe khoang. Bên cạnh đó, họ luôn nâng cao tinh thần học hỏi, rèn luyện. Người khiêm tốn là người luôn cố gắng không ngừng đẻ trau dồi bản thân, học hỏi những điều hay, tiếp thu những kiến thức mới, không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống – đây cũng chính là tiền để quan trọng để hình thành các đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nỗ lực, để dần trở thành con người hoàn thiện hơn mỗi ngày, xứng đáng được người khác học tập theo. Như vậy, một xã hội sẽ thật tốt đẹp khi ai cũng có lòng khiêm tốn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình.. Những người này có thể coi là "ếch ngồi đáy giếng", tự cho rằng bản thân giỏi hơn mọi người. Những người này không chỉ không thể tiến bộ được mà còn không nhận được tin tưởng, tín nhiệm, sớm bị cô lập trong bất kỳ tập thể nào. Mae West đã từng nói"Chúng ta chỉ sống một lần, nhưng nếu sống đúng, thì một lần là đủ", vì vậy chúng ta hãy sống và hướng đến những điều tốt đẹp, rèn luyện cho bản thân tính khiêm tốn, kiên trì. Trăng còn có lúc khuyết cũng như con người không một ai hoàn hảo, vì vậy, khiêm tốn để nhìn nhận đúng bản thân, để không ngừng học hỏi, vươn lên là chìa khóa thành công của tất cả mọi người.
Chào bạn! Ba bài nghị luận xã hội bạn đăng mới nhất nên điều chỉnh lại để bài viết chất lượng hơn nhé: - Nếu là bài (như bạn đang trình bày) thì bài cần đầy đủ các ý (giải thích, biểu hiện, vai trò, dẫn chứng, phản đề, bài học), và ở mỗi ý cần phân tích sâu hơn (so với nội dung bạn trình bày). Dung lượng của một bài văn nên từ 800 chữ trở lên. - Nếu là đoạn, thì tập trung bàn về 1 khía cạnh nhỏ thôi. Ba bài của bạn, khó có thể gọi là bài, vì ý nào cũng chưa sâu; không thể gọi là đoạn (cả khi gom lại đúng hình thức đoạn) vì đoạn thường không bàn vấn đề lớn, mà chỉ đi sâu 1 khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn thôi. Bạn có thể tham khảo các bài viết có nhiều lượt tìm kiếm để viết tốt hơn.