NLVH: Xuân Diệu Đã Nói Rằng: Người Đọc Muốn Rằng Thơ Phải Xuất Phát Từ Thực Tại, Từ Cuộc Sống

Thảo luận trong 'Văn Thơ' bắt đầu bởi Annie72, 15 Tháng mười hai 2020.

  1. Annie72

    Bài viết:
    7
    Bài làm

    Văn học xuất phát từ thực tại, từ đời sống nhưng không có nghĩa là đưa nguyên câu chuyện từ đời sống vào văn học. Nhà văn, nhà thơ không thể đưa toàn bộ câu chuyện bên ngoài đời thực vào văn chương một cách hời hợt mà phải để tác phẩm đó trải qua sự rèn giũa, sáng tạo mà trong đó phải ẩn chứa tâm tình, ẩn tình của người viết. Mạc Ngôn đã từng nói "bạn có thể tìm thấy thứ tôi muốn bên trong tác phẩm của tôi", văn chương cần phải in dấu ấn của tác giả vào mới khiên nó càng thêm độc đáo. Vì vậy khi bàn về thơ, Xuân Diệu đã nói rằng: "Người đọc muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ cuộc sống, nhưng phải đi qua một nội tâm, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay"

    "Văn học là người thư ký trung thành của thời đại", văn học là phản ánh hiện thực, là lấy cảm hứng từ thực tại. Nhưng văn học đó cần đi qua "một tâm hồn, một trí tuệ", là hiện thực cần được cảm nhận qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Thơ chính là "hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Enxa Triobe đã cất cao lời ngợi ca "' nhà văn là người cho máu", cái nhìn từ khía cạnh tư tưởng và đề cao giá trị tâm hồn của người nghệ sĩ. Giá trị tâm hồn của người nghệ sĩ cũng là cái hồn của tác phẩm, một tác phẩm nếu thiếu đi những ngôn từ lãng mạn, những cảm xúc thăng trầm thì không còn là một tác phẩm chân chính. Mà những cảm xúc ấy cần đi qua một tâm hồn và trải qua sự rèn giũa của trí tuệ để khiến cho tác phẩm trở nên vừa độc đáo lại cuốn hút, có thể đồng điệu với tâm hồn của người đọc. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng viết: "Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn, và phản ánh nên cái thực tế của thời đại". Cái thế giới rộng lớn nhất của mỗi nhà văn là các tác phẩm, những trang viết của họ. Nó là kết quả của cả một quá trình sáng ao không ngừng nghỉ, là con đường ngắn nhất để tái tạo hiện thực thông qua hệ thống hình tượng mà nhà văn trông thấy và bao quát được. Đúng như Xuân Diệu đã nói, tác phẩm trước hết phải là một tác phẩm, nghệ thuật trước hết phải là một nghệ thuật, tài năng và tâm hồn của nhà thơ đều được thể hiện thông qua thế giới hình tượng của tác phẩm và nó chính là tấm gương phản chiếu quan niệm sống của người viết và hiện thực xã hội đang diễn ra. Nhà thơ chân chính phải là người có cái tài thể hiện cá tính sáng tạo của mình thông qua tác phẩm.

    Nhắc đến khái niệm người nghệ sĩ không thể không nhắc đến cái "tôi" chuyên biệt của họ. Như Viên Mai từng nói "làm người không cần cái tôi nhưng làm thơ thì phải có cái tôi". Cái tôi được thể hiện qua tất cả phương diện của tác phẩm: Từ phong cách nghệ thuật đến nội dung tư tưởng. Một Xuân Diệu với cái hồn thơ khát khao giao cảm với đời mãnh liệt và cháy bỏng, một Tố Hữu với cái "tôi" luôn hướng về cái "ta" chung với lẽ sống lớn, niềm tin lớn. Con người ai cũng cần một góc riêng tư để bay bổng cũng những giây phút vui buồn của cuộc đời và những nhà văn cũng thế. Thế giới riêng của mỗi nhà văn là kết tinh của ca tính sáng tạo và những rung động thẩm mĩ của họ với vẻ đẹp của cuộc sống. Các nhà thơ cũng là con người, những con người được tạo hóa ban cho một trái tim nhạy cảm cùng rung cảm với thăng trầm của cuộc sống và một đôi mắt thấu triệt để nhìn cuộc đời một cách bao quát nhất. Và họ biết cách mang những rung cảm đó và tác phẩm của mình. Nhưng những tác phẩm lại không bộn bề nhiều thứ từ cuộc sống mà nó là quá trình của sự sáng tạo và sự chắt lọc những tinh hoa của cuộc sống. Đó chính là cái nét riêng trong thế giới mỗi nhà văn. Thượng đế tạo dựng thế giới từ cây cỏ, từ chim muông, từ đất đai rừng núi cho đến con người. Còn nhà văn tạo lập "thế giới riêng" bằng các hình tượng văn học. Như Gorki đã từng nói "nghệ sĩ là người biết khai thác cái đẹp, cái ấn tương riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được một hình thức riêng". Đây là khái quát ngắn gọn nhất cho quá trình hình thành những hình tượng văn học. Giữa một ngôi làng tưởng chừng như yên bình êm ả, ta thấy những gợn song lăn tăn nổi lên, Hình tượng nhân vật Chí phèo đã cuốn đi vẻ yên ả mà thay vào đó là một đống hỗn độn. Nó có giá trị phản ánh cuộc sống đầy sắc bén và chân thực. Văn học nghệ thuật luôn là công cụ để người viết xoáy sâu vào đó, tìm ra những ung nhọt của xã hội để phê phán, để cải tạo. Nhưng không chỉ dừng lại ở phê phán, bản chất của nghệ thuật sáng tạo là cái đẹp, vì thế hình tượng văn học cũng đòi hỏi tính thẩm mĩ rất cao. Như một cơn gió mùa hạ nhẹ nhàng lướt qua mà biết bao nhà thơ tìm kiếm. Hình tượng những người lính chiến sĩ dù khổ dù cực nhưng vẫn mang tinh thần lạc quan yêu đời và một niềm tin vững chắc về ngày mai là biểu tượng đẹp nhất cho khát vọng nghệ thuật dâng trào, cho ước vọng sống cao đẹp của con người. Mỗi sáng tạo của nhà thơ vừa có tính thẩm mĩ vừa có giá trị phản ánh sâu sắc đều là một sự dụng công thần kì giữa trái tim và khối óc của người viết. Những yêu thương hờn giận vui buồn ấy qua ngòi bút sáng tạo của tác giả đã trở thành một cái gì đó rất riêng trong tác phẩm- đó là thế giới của hình tượng.

    Đúng như lời Xuân Diệu từng nói: "..."

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng hai 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...