NLVH: Nhận xét về nghệ thuật lập luận của Bác trong bản Tuyên ngôn Độc lập

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi chantbin, 15 Tháng chín 2022.

  1. chantbin

    Bài viết:
    58
    Đề: Mở đầu bản "Tuyên ngôn Độc lập" Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản "Tuyên ngôn Đọc lập" năm 1776 của Mỹ và "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của cách mạng Pháp năm 1791, trong đó có câu: "Người ta sinh ra tự do, bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do, bình đẳng về quyền lợi" ; Sau đó Người lại viết: "Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa".

    Nhận xét về nghệ thuật lập luận của Bác trong bản "Tuyên ngôn Độc lập"

    Bài làm

    Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng anh dũng của muôn dân. Đồng thời, Bác cũng là người nghệ sĩ với tâm hồn lãng mạn, trữ tình và một tinh thần đanh thép mà cụ thể được thể hiện qua tác phẩm "Bản tuyên ngôn Độc lập" thuộc thể loại chính luận với ngôn từ sắc bén, thể hiện ý chí chiến đấu cao và nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thuyết phục mà cụ thể nhất là ở cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế:

    "Hỡi đồng bào cả nước..

    Đó là lẽ phải không ai chối cãi được".

    "Tuyên ngôn Độc lập" là một áng sự kiện lịch sự có ý nghĩa vô cùng trọng đại, là bản khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, khát vọng tự do, hòa bình và tự chủ. Bản "Tuyên ngôn Độc lập" được Hồ Chí Minh soạn thảo vào ngày 26-8-1945 tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Và ngày 2-9-1945, Hồ chủ tịch đã đọc bản tuyên ngôn này trước hàng ngàn đồng bào cả nước trong bầu không khí thiêng liêng, trang trọng tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Thời khắc quan trọng này đã đánh dấu bước ngoặc lớn mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước ta.

    Mở đầu, Bác đã gián tiếp nêu vấn đề bằng cách trích dẫn hai bản "Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của Mĩ và "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của Pháp. Đó là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng nêu lên được những chân lí bất hủ của hai nước đế quốc về quyền con người với tự do, bình đẳng, bác ái. Song chúng lại đi ngược lại với áng văn xưa của cha ông chúng. Chính điều này, Hồ chủ tịch đã nắm làm trọng yếu biến nó thành vũ khí ngôn luận đáp trả đannh thép, cùng đó tạo sức thuyết phục, tăng sức chiến đấu qua các chứng cứ xác thực cụ thể. Đồng thời thể hiện niềm tự hào khi đặt ngang hàng bản tuyên ngôn nước ta với hai bản tuyên ngôn lớn của Thế Giới. Hơn thế, qua từng câu, từng chữ, Người còn cổ động, khích lệ nhân dân ta dũng cảm, tự cường bảo vệ độc lập Tổ Quốc.

    Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn Độc lập của Pháp và Mĩ, Bác hết sức khéo léo và sáng tạo bởi phép suy rộng ra "Suy rộng ra, câu ấy.." Từ đó, Người đa nắm chắc quyền con người và quyền dân tộc. Nếu đã thừa nhận quyền tự do, bình đẳng cá nhân thì phải tôn trọng tự do, bình đẳng dân tộc. Chính ý kiến "Suy rộng ra.." đã góp phần lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc.

    Qua hai bản tuyên ngôn sống, Người tiếp tục đua ra hàng loạt các bằng chứng tội ác của bọn đế quốc thực dân cùng lời nói đanh thép và thái độ căm phẫn

    "Thế mà hơn 80 năm nay.."

    Người đã vạch trần bộ mặt tàn bạo, xảo trá và các hành động đi ngược lại với những chân lí tốt đẹp của chúng. Từ đây chính là cơ sở để Hồ Chí Minh lập luận, đập tan luận điểm xảo trá "khai hóa", "bảo hộ" của thực dân Pháp, tố cáo những hành vi trái nhân đaoh của chúng.

    Bằng tài hoa của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc họa sự đối lập nội dung, từ đối lập chữ nghĩa đến đối lập thái độ. Tất cả đã được thể hiện một cách cụ thể, trang trọng, chặt chẽ, hùng hồn và xúc động. Đó là từ một chân lí suy rộng ra một chân lí tương tự và sau đó là hàng loạt các luận điểm, luận chứng tố cáo bộ mặt xảo trá của bon cướp nước. Đồng thời thể hiện sự phẫn uất, căm thù lũ giặc kia.

    Tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" chính là áng văn mẫu mực của nền văn học Việt Nam hiện đại, kết tinh từ những tinh hoa dân tộc và khí phách non sông, mang giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật cao cả. Trước sự chứng kiến của hơn 50 vạn đồng bào cả nước tại quảng trường Ba Đình lịch sử, bản tuyên ngôn Độc lập đã khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, thầm nhuần vào từng con tim, khối óc của con người Việt Nam. Để rồi khoảnh khắc mùa thu tháng 9 năm ấy đã trở thành thời khắc khó quên khiến ta rưng rưng nhớ đến câu thơ của Nguyễn Văn Hách viết về Hò chủ tịch:

    "Nắng Ba Đình mùa thu

    Thắm vàng trên lăng Bác

    Vẫn trong vắt bầu trời

    Ngày tuyên ngôn Độc lập".
     
    thumai227 thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...