NLVH: Cảm nhận về khổ ba bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tử Liên Thiên Nữ, 4 Tháng mười một 2020.

  1. Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:

    "[..] Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá giữ oai hùm

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên lúc độc hành. [..]"


    Bài làm

    Chiến tranh, người lính luôn là đề tài không bao giờ cũ đối với những nghệ sĩ thời chiến. Chúng ta bắt gặp hình ảnh những người lính ảnh trong "Đồng Chí" của Chính Hữu, "Bài thơ về Tiểu Đội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng, trữ tình và chân thực là hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến cũng Quang Dũng. Với cách khắc họa hình tượng người lính chân thực, người đọc đã không thể quên được hình ảnh những người lính cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính Cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Không chỉ vậy, bài thơ còn là nỗi hoài niệm của chính tác giả tả về những năm tháng chiến tranh ác liệt nơi chiến trường xưa. Đặc biệt, đọng lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc nhất một là những dòng thơ:

    "[..] Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    [..]

    Sông Mã Gầm lên khúc độc hành. [..]"

    Quang Dũng (1921-1988), quê ở Hà Nội. Nhắc đến nhà thơ phẩy chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm để đời của ông-Tây Tiến. Bởi lẽ nó đã gắn bó một thời sâu sắc với nhà thơ. Tây Tiến là một đơn vị quân đội khi thành lập đầu năm 1947. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa ra và cả Sầm Nứa (Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh sinh viên (như Quang Dũng), chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Bài thơ được sáng tác cuối năm 1948 khi nhà thơ đóng quân ở Phù Lưu Chanh-một làng ven bờ sông Đáy, nhớ về đơn vị cũ ông đã viết bài thơ. Lúc đầu ông đặt bài thơ là "Nhớ Tây Tiến" nhưng về sau lại đổi thành "Tây Tiến". Vì cả bài thơ đã làm một nỗi nhớ và chỉ với hai từ Tây Tiến cũng đủ gợi lên nỗi nhớ-cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ bài thơ. Trong đó, bên cạnh việc dựng lại cả một hình ảnh của đoàn binh Tây Tiến trên những chặng đường hành quân gian khổ hi sinh mà "đời vẫn cứ tươi" như ở 14 dòng thơ đầu tiên. Ở 8 dòng thơ trên tên tác giả đã khắc họa bức tượng đài người lính Tây Tiến bất tử với thời gian.

    Bức tượng đài người lính Tây Tiến trước hết được khắc họa nên từ những đường nét được tô đậm cuộc sống ảnh gian khổ của họ. Nếu như ở những đoạn thơ trước đó mới chỉ hiện ra trong đoàn quân mỏi trong câu: "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi- Mường Lát hoa về trong đêm hơi." Hai trong khung cảnh hết sức lãng mạn trong đêm liên hoan, đêm lửa trại thắm tình cả nước thì ở đây, đoàn binh Tây Tiến lại xuất hiện với ngoại hình lạ, đặc biệt:

    "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá giữ oai hùm."

    Cảm ứng chân thực của Quang Dũng đã không né tránh việc mô tả cuộc sống gian khổ mà người lính phải chịu đựng. Đây là những câu thơ tả thực - thực một cách trần trụi: Chiến sĩ Tây Tiến hồi ấy hoạt động ở những vùng núi rừng hiểm trở, rừng thiêng nước độc, chết trận thì ít mà chết vì bệnh tật thì nhiều. Có những con sông, suối rửa chân rụng lông, gội đầu trọc tóc. Nhưng "không mọc tóc" còn là hậu quả đáng sợ mà những cơn sốt rét rừng khủng khiếp để lại. Trong cuộc đời người lính, một phần không thể thiếu cũng như đã ăn sâu vào chính máu thịt họ chính là những trận sốt rét rừng, và hầu như bất cứ người lính nào cũng phải trải qua. Một hiện thực mà không một ai có thể chối cãi: Những cơn sốt rét rừng làm tóc họ không thể mọc được trực trừ chứ không phải họ cố tình cạo trọc để đánh giáp lá cà cho dễ như nhiều người từng nói. Song, "không mọc tóc" còn là một cách nói dí dỏm của những người lính tinh nghịch. Đó là bọn họ không thèm mọc tóc, chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét. Cái cách người lính Tây Tiến của Quang Dũng thản nhiên trước nghịch cảnh éo le, cũng giống cái thản nhiên đến dửng dưng của những người lính đảo:

    "Sân khấu lô mấy chàng đầu trọc

    Người xem ngổn ngang cũng rặt lính trọc đầu

    Nước ngọt hiếm không lẽ dành gội tóc

    Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nâu."

    (Lính đảo hát tình ca trên đảo_Trần Đăng Khoa)

    Hiện thực vẫn luôn khắc nghiệt và độc ác, những thế giới tinh thần của mỗi người lính lại cho thấy họ chính là những chiến binh anh hùng, họ còn chứa đựng cả một sức mạnh áp đảo quân thù, họ dũng mãnh như hổ báo hùm beo. Cái giỏi của Quang Dũng là mô tả người lính với những nét khác khổ tiều tụy nhưng vẫn gợi ra âm hưởng rất hào hùng của cuộc sống. Bởi vì câu thơ "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc" với những thanh chắc rơi vào trọng âm đầu của câu thơ như "tiến", "mọc tóc". Nhờ những thanh trắc ấy mà âm hưởng của câu thơ vút lên. Chẳng những thế, họ còn là cả một đoàn binh. Hai chữ "đoàn binh" âm Hán Việt đã gợi ra một khí thế hết sức nghiêm trang, hùng dũng. Và đặc biệt hai chữ "Tây Tiến" mở đầu câu thơ không chỉ còn là tên gọi của đoàn binh nữa, nó gợi ra hình ảnh một đoàn binh dù đầu không mọc tóc vẫn đang quả cảm tiến bước về phía tây. Thủ pháp tương phản mà Quang Dũng sử dụng ở câu thơ "Quân xanh màu lá dữ oai hùm" không chỉ làm nổi bật lên sức mạnh tinh thần của người lính mà còn thấm sâu màu sắc văn hóa của dân tộc. "Quân xanh" ở đây có thể hiểu là xanh màu áo, xanh lá vệ trang kiêu hùng. Nhưng ở một góc độ nào đó, nó cũng ám chỉ làn da xanh xao vì thiếu máu, những cơn sốt rét rừng khủng khiếp:

    "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

    Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi."

    (Đồng chí_Chín Hữu)

    Những hình ảnh rất thực đó, vào bài thơ, với giọng điệu và cách diễn tả lãng mạn của Quang Dũng đã như mang nghĩa tượng trưng, rất có khí phách. Nhà thơ không chỉ muốn nói rằng những người lính Tây Tiến như chúa sơn lâm, không phải muốn "động vật hóa" người lính Tây Tiến mà muốn nói tới sức mạnh bách chiến bách thắng của họ. Bằng một hình ảnh quen thuộc trong thơ văn xưa, Phạm Ngũ Lão cũng ca ngợi người anh hùng vệ quốc trong câu thơ:

    "Múa giáo non sông trải mấy thu

    Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu."

    (Tỏ lòng_Phạm Ngũ Lão)

    Có thể nói Quang Dũng đã sử dụng một mô típ mang đậm màu sắc phương đông để câu thơ mang âm vang của lịch sử, hình tượng người lính Cách mạng gắn liền với sức mạnh truyền thống của dân tộc. Đọc câu thơ "Quân xanh màu lá dữ oai hùm" ta như nghe thấy âm hưởng của một hào khí ngút ngàn Đông Á!

    Hình tượng người lính Tây Tiến bỗng nhiên trở nên rất đẹp khi Quang Dũng bổ sung vào bức tượng đài này chất hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn họ:

    "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm."

    "Mộng" và "mơ" của người lính được gửi về hai phương trời biên cương - nơi tràn đầy bóng giặc - mộng giết giặc lập công và Hà Nội - quê hương yêu dấu - mơ những bóng dáng thân yêu. Người ta vẫn thường nói ánh mắt là cửa sổ tâm hồn và thường gục ngã trước những ánh mắt phong tình lãng mạn. Còn với Quang Dũng ánh mắt của những người lính Tây Tiến lại là "mắt trừng" giận dữ. Ánh mắt thể hiện quyết tâm cao độ, ý chí quyết liệt của người lính, khát vọng một chữ "mộng" : Khát vọng lập công danh để nợ nước được chiến đấu hi sinh cho dân tộc. Quang Dũng đã thông qua sự can trường của đoàn binh Tây Tiến thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Khát vọng lập công danh của đấng nam nhi. Như năm xưa Phạm Ngũ Lão đã viết trong "Tỏ lòng" :

    "Công danh nam tử còn vương nợ

    Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu."

    Hay sau này "Đi thi tự Vịnh" của Nguyễn Công Trứ cũng có câu:

    "Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có đánh gì với núi sông."

    Từ xưa đến nay, hễ là nam nhi ai lại không muốn lập công danh để lại tiếng thơm muôn đời? Và người lính Tây Tiến cũng không thoát khỏi truyền thống đó. Thế nhưng, binh đoàn Tây Tiến lại lập công danh trong thầm lặng, họ nguyện không nhận "danh" để tổ quốc quyết sinh. Quang Dũng đã vô cùng thành công khắc họa vẻ đẹp luôn hướng về Tổ quốc, hướng về thủ đô của đoàn binh Tây Tiến. Người lính Tây Tiến Dũng ở nơi biên cương hay viễn xứ xa xôi mà lòng lúc nào cũng hướng về Hà Nội. Ta bỗng nhớ đến câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

    "Từ thuở mang gươm đi mở nước

    Nghìn năm thương nhớ Đất Thăng Long."

    Người lính Tây Tiến dẫu "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới" mà niềm thương nỗi nhớ vẫn hướng về một "dáng kiều thơm". "Dáng kiều thơm", ấy là vầng sáng lung linh trong ký ức, "tố cáo" nhất đa tình của người lính. Nhưng với các chiến sĩ Tây Tiến, nỗi nhớ ấy là sự cân bằng, thư thái trong tâm hồn sau mỗi chặng hành quân vất vả chứ không phải để thối chí nản lòng. Vậy Mà một thời câu thơ "đẹp một cách lãng mạn" lại bị nhận xét thành "mộng rớt", "tiểu tư sản", "ủy mị". Quang Dũng đã tạo ra một tương phản hết sức đặc sắc - những con người chiến đấu kiên cường và ý chí sắt thép cũng chính là con người có một đời sống tâm hồn phong phú. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng, cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về một "dáng kiều thơm", nhớ về vẻ đẹp của Hà Nội - Thăng Long xưa. Trong thi phẩm Nhớ Hồng Nguyên cũng đã từng viết:

    "Ba năm rồi gửi lại quê hương

    Má lều gianh

    Tiếng mõ đêm trường

    Luống cày đất đỏ

    Ít nhiều người vợ trẻ

    Mòn chân bên cối gạo đêm khuya."

    Bức tượng đài người lính Tây Tiến đã được khắc họa bằng những nguồn ánh sáng tương phản lẫn nhau, vừa hiện thực vừa lãng mạn. Từng đường nét đều như nổi bật và tạo được những ấn tượng mạnh mẽ. Đây cũng là đặc trưng của thơ Quang Dũng. Nếu như ở bốn câu thơ trên, người lính Tây Tiến hiện ra trong hình ảnh một đoàn binh với những bước chân Tây Tiến vang dội khí thế hào hùng và một thế giới tâm hồn hết sức lãng mạn thì ở đây bức tượng đài người lính Tây Tiến được khắc tạc bằng những đường nét nổi bật về sự hi sinh của họ. Nếu chỉ đọc từng câu thơ, chỉ phân tích từng hình ảnh riêng rẽ độc lập, người ta dễ cảm nhận một cách bi lụy về cái chết của người lính mà thơ ca kháng chiến thuở ấy ít khi nói đến. Bài thơ ca kháng chiến phần lớn chỉ quan tâm đến cái hùng mà không quan tâm đến cái bi. Nhưng nếu đặt các hình ảnh câu thơ vào trong chính thể của nó, ta sẽ hiểu Quang Dũng đã mô tả một cách chân thực sự hi sinh của người lính bằng cảm hứng lãng mạn, hình tượng vì thế chẳng những không rơi vào bi lịch mà còn có sức bay bổng. Có thể thấy câu thơ:

    "Rải rác biên cương mồ viễn xứ."

    Nếu tách riêng ra rất dễ gây cảm giác nặng nề bởi đó là câu thơ nói về cái chết, về nấm mồ của người lính Tây Tiến ở nơi "viễn xứ" xa xôi, hẻo lánh và lạnh lẽo. Từng chữ từng chữ dường như mỗi lúc một nhấn thêm nốt nhạc buồn của khúc hát hồn tử sĩ. Chẳng phải thế sao? Nói về những nấm mồ, lại là những nấm mồ "rải rác" dễ gọi sự hoang lạnh, còn là "rải rác" nơi "viễn xứ", những nấm mồ ấy càng gợi sự cô đơn côi cút. Quang Dũng muốn nói tới nơi yên nghỉ của những người đồng đội: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Cũng cùng một nỗi đi thống ấy, trong "Chinh Phụ Ngâm", Đặng Trần Côn đã viết:

    "Hồn tử sĩ gió về ù ù thổi

    Mặt chinh phu trăng rõi rõi theo

    Chinh phu tử sĩ mấy người

    Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn."

    Tuy nhiên, với câu thơ thứ hai ta lại thấy hình ảnh những nấm mồ rải rác nơi biên cương đã trở về với sự ấm cúng của niềm biết ơn của nhân dân, của đất nước. Bởi đó chính là nấm mồ của những người con anh dũng:

    "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh."

    Đồng thời cũng chín câu thơ thứ hai đã làm cho những nấm mồ rải rác kia được nâng lên những tầng cao của đài tưởng niệm, của Tổ Quốc đối với người lính đã vì tiếng gọi của chiến trường mà hiến dâng tuổi xanh của mình. Bởi:

    "Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình. (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

    Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ quốc."

    (Khúc bảy_Thanh Thảo).

    Trong thơ Quang Dũng luôn là một sự nâng đỡ nhau của nhiều hình ảnh như vậy.

    Sự hi sinh của người lính còn được tráng lệ hóa trong câu thơ:

    "Áo bào thay chiếu anh về đất."

    Bao nhiêu yêu thương của Quang Dũng trong một câu thơ như vậy về một đồng đội của mình. Ai bảo Quang Dũng không xót thương những người đồng đội của mình ra đi trong cách tiễn đưa ấy, cảnh tiễn đưa với bao thiếu thốn khó khăn. Cái thuở những người lính Tây Tiến chết vì sốt rét còn nhiều hơn chết vì chiến trận? Lại trong cảnh kháng chiến còn rất khó khăn nên tiễn đưa người chết không có cả một chiếc quan tài, thậm chí đến một manh chiếu cũng không. Hoàng Lộc trong "Vếng bạn" cũng đã viết về cảnh tiễn đưa như thế:

    "Ở đây không mang ván

    Chôn anh bằng tấm chăn

    Của đồng bào Cứa Ngàn

    Tặng tôi ngày sơ tán."

    Chỉ có điều câu thơ của Quang Dũng không dừng lại ở mức tả thực mà còn giấy lên thành cảm hứng tráng lệ, coi chiếu là áo vào để cuộc tiễn đưa trở nên trang nghiêm cổ kính. Cũng có người hiểu đến chiếc chiếu cũng không có, chỉ có chính tấm áo của người lính. Dù hiểu theo cách nào thì cũng phải thấy Quang Dũng đã tráng lệ hóa cuộc tiễn đưa bi thương bằng hình ảnh chiếc áo bào và sự hi sinh của người lính đã được coi là sự trở về với đất nước, với núi sông. Cụm từ "anh về đất" nói về cái chết, nhưng lại bất tử hóa người lính, nói về cái bi thương, nhưng lại bằng hình ảnh tráng lệ. Mạch cảm xúc ấy đã dẫn tới câu thơ đầy tính chất tráng ca:

    "Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

    Tiếng gầm của sông Mã về xuôi như loạt đại bác rền vang, vĩnh biệt những người con yêu của giống nòi.

    Tây Tiến là bài thơ, là tấm lòng của những người chiến binh Tây Tiến. Bài thơ có nhạc, họa; bên cạnh cái bi là cái hùng, bên cạnh cái mất mát đau thương là niềm kiêu hãnh anh hùng. Tất cả đã được Quang Dũng khắc họa qua bút pháp tinh tế kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, ngôn từ hàm xúc mà gợi tả, sâu xa.

    Nửa thế kỷ đã qua, bài thơ ngày một thêm sáng giá và đoạn thơ khắc họa đoàn quân Tây Tiến đã trở thành một hoài niệm khó quên của một thời kỳ lịch sử hào hùng trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến ấy. Đó là bức tượng đài được khắc họa bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình. Vì thế từ bức tượng đài đã vứt lên khúc hát ngợi ca của nhà thơ, cũng như của cả đất nước về những người con anh hùng ấy. Tây Tiến - tượng đài bất tử về người lính vô danh.
     
    huyeentrang1001 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...