NLVH: Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chups, 7 Tháng chín 2021.

  1. Chups

    Bài viết:
    6
    Khổ thơ cuối trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương đã khép lại bằng tâm trạng lưu luyến của tác giả khi rời lăng ra về, kết thúc hành trình viếng lăng Bác:

    "Mai về miền Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này.".

    Trước hết, câu thơ đầu mang cách diễn đạt chân thành, mộc mạc kiểu Nam Bộ, gửi gắm tình cảm sâu đậm của tác giả. Cụm từ "thương trào nước mắt" thể hiện cảm xúc lưu luyến, không muốn rời xa của Viễn Phương. Suy nghĩ về ngày mai trở về miền Nam mới chớm loé lên trong tâm trí nhà thơ nhưng đã khiến nước mắt không kìm được mà "trào" ra từ bao giờ. Đó là giọt nước mắt của nỗi nhớ thương, lưu luyến, của nỗi niềm kính yêu vô bờ của nhà thơ đối với vị lãnh tụ kính yêu. Từ cảm xúc nghẹn ngào, tác giả gửi tấm lòng mình ở lại bằng ước nguyện hòa nhập vào cảnh vật quanh lăng, để được mãi bên Bác:

    "Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này.".

    Trong ba câu thơ trên, từ "muốn làm" được điệp lại ba lần để thể hiện khát vọng chân thành của thi sĩ. Viễn Phương muốn làm con chim hót vui quanh lăng, làm đóa hoa tỏa sắc thơm hương nơi Bác ngủ, muốn hóa thân thành cây tre nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ bình yên của Người. Từ những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và giản dị ấy, người đọc hiểu được tấm lòng chân thành của nhà thơ: Ông mong muốn dâng lên Bác những gì tốt đẹp, ý nghĩa nhất. Điều đặc biệt trong đoạn thơ là sự xuất hiện hình ảnh cây tre khép lại toàn bài, tạo cho bài thơ kết cấu đầu cuối tương ứng khiến cho mạch cảm xúc của bài được trọn vẹn. Cây tre còn được tác giảnhân hóa qua từ "trung hiếu", làm cho câu thơ đọc lên như một lời thề thiêng liêng. Ông nguyện đi theo lí tưởng, tiếp nối sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng vớinhững hình ảnh trong sáng, ngôn ngữ bình dị kết hợpnghệ thuật nhân hóa, điệp ngữ đặc sắc, khổ thơ cuối khép lại hành trình viếng lăng Bác trong tâm trạng nghẹn ngào, lưu luyến của thi sĩ và mở ra trong lòng người đọc những cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ hay cũng là ước nguyện của nhân dân Việt Nam hướng tới Bác Hồ.
     
    Annh Anh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...