Đề bài: Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) "Ta về mình có nhớ ta, Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung" Bài làm (Tự biên soạn) Trong bài có tham khảo tài liệu: Học văn chị Hiên Đây là bài văn mình tự viết trong thời gian ôn thi và đa số dựa vào kiến thức đã học. Hi vọng có thể giúp ích, hỗ trợ cho các bạn đang trong quá trình ôn thi đại học vì Việt Bắc là một bài thơ rất đặc sắc và ý nghĩa. "Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng" (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu) Đã từ lâu, mảnh đất Tây Bắc được coi là quê hương của kháng chiến, quê hương của những anh hùng. Đây là mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng ân tình khiến ai đã đặt chân đến đây cũng phải bồi hồi, xuyến xao. Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ cho những ai đến rồi lại đi. "Thơ chỉ trào ra khi trong tim anh mọi thứ đã thật ứ đầy". Chính những niềm thương, nỗi nhớ ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi nhà thơ Tố Hữu - một người lính đã từng gắn bó với mảnh đất này viết nên tác phẩm Việt Bắc - tuyệt tác của đời mình. Tác phẩm là một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Và khúc tình ca này còn đẹp hơn nữa với hình ảnh bức tranh tứ bình đầy đủ âm thanh, màu sắc đẹp đẽ, tràn đầy nỗi nhớ nhớ: "Ta về mình có nhớ ta, Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung" Mở đầu cho Khúc Tình Ca là hai câu thơ thâu tóm chủ đạo của cả đoạn thơ đó là những lời nhắn nhủ lời vẫn hỏi của người ra đi đối với người ở lại: "Ta về mình có nhớ ta, Ta về, ta nhớ những hoa cùng người" Điệp từ nhớ được lặp lại hai lần trên hai câu thơ càng nhấn mạnh, khẳng định cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ cách xưng hô "ta - mình" quen thuộc trong ca dao Việt Nam từ xưa đến nay, cách xưng hô đầy ý nhị khiến người ta nghĩ đến đôi lứa uyên ương. Đây cũng là cách mà Tố Hữu bày tỏ tình cảm với người dân Việt Bắc. Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi tu từ với rất nhiều gửi gắm. Câu hỏi ấy chính là cái cớ để nhân vật trữ tình bộc bạch lòng mình, khẳng định tình cảm sâu nặng, gắn bó với con người, không gian Việt Bắc. Có thể thấy, "mười lăm năm" là khoảng thời gian thật sự đủ dài để người ta kịp ghi lại tất cả những khoảnh khắc nơi đây về con người, về khung cảnh. Giá như lúc bây giờ những người ra đi có thể kịp thời ghi lại những khoảnh khắc ấy qua thước phim để giữ gìn thì nỗi nhớ sẽ bước da diết, cồn cào hơn một chút. Con người và thiên nhiên Việt Bắc đã trở thành nguồn ký ức không thể phai mờ trong tâm trí người ra đi. Tố Hữu sử dụng từ "hoa" Bởi lẽ vẽ hoa chính là biểu tượng của thiên nhiên, đẹp nhất, tinh khôi nhất nhất. Đó cũng là vẻ đẹp kết tinh của cuộc sống. Hai câu thơ mở đầu cho nỗi nhớ thật đặc biệt thật tinh tế để rồi bức tranh mùa đông trên Việt Bắc hiện ra không hề lạnh lẽo cô đơn mà trái lại thực sự rực rỡ, ấm nồng: "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng" Giữa một khoảng không ra bất tận, sắc hoa chuối đỏ tươi đột ngột bùng lên như một ngọn lửa ấm áp xua đi không gian lạnh giá nơi đại ngàn. Màu sắc và hình ảnh tạo nên một bức tranh với đường nét vừa hài hòa, vừa ấn tượng và dễ gây những rung động trong lòng người đọc. Mùa đông hiện lên với sắc đỏ ấm đồng của loài hoa chuối rừng. Chúng mọc thẳng với màu đỏ tươi như phát sáng, thẳng chiếu vào cảm giác của con người. Giữa khoảng không gian mênh mông vô tận đó hình ảnh con người lao động hiện lên đầy kiêu hãnh. Nhà thơ không miêu tả chi tiết mà chỉ nhanh mắt chớp lấy một hình ảnh thân tình nhất đó là khoảnh khắc khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống lên lưỡi dao dài ngang lưng. Con người bây giờ như một điểm hội tụ của ánh sáng giữa núi rừng đại ngàn mênh mông, giữa lá xanh và hoa đỏ. Nơi núi cao, nơi đại ngàn, mùa đông không hoang vu không tàn tạ, thê lương mà thật ấm áp. Đông qua xuân tới đất trời cũng có những sự đổi thay: "Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang" Hoa mơ - tín hiệu của mùa xuân dễ thấy nhất ở núi đồi Việt Bắc. Khung cảnh choáng ngợp sắc trắng được vẽ ra chính là tín hiệu đầu tiên báo mùa xuân về với đồng bào. Mùa xuân tới mang theo bao điều tốt lành. Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn. Người ta đi quả thực đã lựa chọn hình ảnh rất tiêu biểu khi nhớ về mùa xuân Việt Bắc Bắc. Phép đảo ngữ "trắng rừng" là một tín hiệu nghệ thuật độc đáo giúp nhà thơ thể hiện tinh tế về khoảng không gian ngập tràn sắc trắng tinh khôi. Ta cứ ngỡ trước mắt là một khu rừng mơ đang nở rộ làm bừng giác quan của con người. Trong cái nền không gian ấy, ta bắt gặp hình ảnh con người: "Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang" Hình ảnh con người gắn liền với công việc lao động hăng say và đầy ý nghĩa, làm nên những chiếc nón gửi tặng người chiến sĩ đồ khi mưa nắng mỗi ngày. Chi tiết "chuốt từng sợi giang" bên cạnh việc miêu tả sự trau chuốt, tỉ mỉ của con người lao động còn là chi tiết tiêu biểu cho bàn tay khéo léo, cho tâm hồn tài hoa của đồng bào Việt Bắc đã làm nên vẻ đẹp bao đời. Xuân đi hạ tới đó cũng là quy luật trong tự nhiên và bây giờ nó cũng là quy luật trong khổ thơ thơ. Bức tranh tứ bình mang khúc tình ca không chỉ đẹp với bức tranh mùa đông hay xuân mà nó còn đẹp tràn đầy nỗi nhớ trong khung cảnh mùa hạ: "Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình" Tố Hữu đã lựa chọn những hình ảnh đặc trưng nhất của mùa hè Việt Bắc đó là tiếng ve râm ran trong những ngày hè oi ảvà đặc biệt là bông hoa phách đổ vàng đẹp đẽ. Vừa mới vừa đây mùa xuân còn đang chuyển sang hạ, hoa đã lập tức trở vàng, đồng loạt trổ bông. Động từ "đổ" được sử dụng rất tinh tế, nó tạo ra cảm giác đột ngột biến chuyển bất ngờ, vừa diễn tả rất đặc sắc từng đợt mưa hoa của rừng phách khi có những cơn gió thoảng qua. Bức tranh mùa hè bây giờ thật sống động, có cả màu sắc lẫn âm thanh. Trong khung cảnh tươi vui ấy, hình ảnh cô gái mặc áo chàm cần mẫn đi hái măng rừng hiện lên lần nữa khẳng định đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người dân Việt Bắc. Những búp măng mơn mởn của mùa hạ hôm nay hái được chính là lương thực họ gửi ra tiền tuyến cho các chiến sĩ đang phải chiến đấu khổ cực. Trong thơ Nguyễn Bính cũng đã từng xuất hiện hình ảnh cô gái dân tộc chân quê: "Cô hái mơ ơi! Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng Chả giả lời nhau lấy một lời Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.." Cũng là rừng mơ nhưng cô gái ấy hiện lên thật đau buồn với sự cô đơn hiu hắt. Khác với Nguyễn Bính, cô gái trong thơ của Tố Hữu chuyển lên thật thơ mộng, gần gũi thân thương và tràn đầy sức sống. Cũng là cô gái một mình đi hái măng những cô gái trong Việt Bắc là không phải cô đơn nhỏ bé trước thiên nhiên. "Cô em gái" ấy đang làm bạn với thiên nhiên trong tư thế làm chủ đất trời. Đã có đông, xuân, hạ, bốn mùa sao thiếu được nàng thơ trong biết bao thi sĩ. Khúc tình ca ấy cất tiếng hát vẽ nên bức tranh tứ bình cũng làm sao thiếu được mùa thu: "Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung" Trời đã về đêm, hình ảnh khu rừng Việt Bắc vào mùa thu hiện lên dưới ánh trăng hiền hòa. Động từ "rọi" được sử dụng rất khéo léo. Ánh trăng chiếu xuống mặt đất Việt Bắc Bao trùm lên cả không gian núi rừng. Bao giờ cũng vậy, mùa thi là mùa của bình yên và ánh trăng mùa thi là một ánh trăng yên ả vô cùng. Đó là ánh trăng của sự tự do, ánh trăng của hòa bình, soi sáng niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng. Trong khung cảnh đầy thơ mộng của ánh trăng, con người Việt Bắc hiện lên bởi tiếng hát nhắc nhở về ân tình thủy chung. Đó là tiếng hát của đồng bào miền ngược gửi về miền xuôi với bao niềm thương nỗi nhớ. Chỉ có 10 câu thơ nhưng từ nhớ được lặp lại 5 lần. Chẳng khó để nhận ra đó là cảm xúc chủ đạo của cả 10 câu thơ. Nếu không nhớ về Việt Bắc, không yêu mến con người và mảnh đất nơi đây thì sao Tố Hữu có thể miêu tả chi tiết với những vần thơ xúc động đến thế. Và cũng vì thế, thật không sai khi nói bài thơ này là khúc tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Và cũng không ngẫu nhiên khi ông miêu tả Việt Bắc trước hết là mùa đông chứ không phải là mùa xuân. Bởi vì thời gian ông viết bài thơ này cũng là lúc lịch sử ghi lại dấu mốc quan trọng - chiến thắng Điện Biên Phủ. Mùa đông năm ấy, bài thơ ra đời trong nỗi buồn vì sự chia xa giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc. Chắc bởi vậy nên cả bài thơ bao trùm với cảm xúc nhớ mong về miền cao, là khúc tình ca về nỗi nhớ nhớ. Dòng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng kết hợp với kết cấu xưng hô "ta - mình", bài thơ chứa nhiều lạc quan tin tưởng vào con người và cách mạng. Nó mang âm điệu trữ tình thể hiện tình yêu thiên nhiên con người tha thiết và tấm lòng yêu nước thiết tha của Tố Hữu. Lời thơ giản dị và trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu đã đi vào tâm hồn của người đọc như khúc dân ca ngọt ngào để lại trong lòng những tình cảm sâu lắng dịu dàng như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"