NLVH: Bình luận về ý kiến Bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi chantbin, 20 Tháng mười một 2022.

  1. chantbin

    Bài viết:
    58
    Đề bài: Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Hãy bình luận ý kiến trên.

    [​IMG]


    Bài làm

    Tố Hữu là cánh chim đầu đàn của phong cách thơ cách mạng, bằng hồn thơ tài hoa, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của một người con luôn hướng tới cách mạng, dân tộc, Tố Hưu đã thể hiện được cái tôi trữ tình, khẳng định được lí tưởng đẹp nhất qua bài thơ "Việt Bắc" bài thơ là tấm gương phản chiếu tâm hồn đẹp của người chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc trên con đường lớn, là thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam. Có ý kiến nhận định về bài thơ rằng "Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và những con người tham gia kháng chiến".

    "Việt Bắc" được sáng tác năm 1954 được trích trong tập thơ cùng tên. Bài thơ được coi là kiệt tác trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu, là bản tình ca nhẹ nhàng mà đanh thép được viết lên từ chính đáy lòng của người chiến sĩ luôn hướng về cách mạng. Bài thơ được nhận định là bản tình ca mà cũng là khúc hùng ca là điều xác đáng, tuy chúng đối lập nhưng cùng bổ sung cho nhau thể hiện được sự sinh động, hài hoà giữa hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sự sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca và trong chất trữ tình, chất hiện thực.

    Đầu tiên, "Việt Bắc" là khúuc tình ca khắc hoạ bao vẻ đẹp về con người và thiên nhiên nơi rừng núi Tây Bắc. Đó là vẻ đẹp cần cù, tỉ mỉ lồng trong cái mộng mơ, bao la của núi rừng tạo nên tuyệt phẩm không gì sánh bằng được.

    "Ta về, mình có nhớ ta

    * * *

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."

    Mở đầu là bức tranh tứ bình với hình ảnh rừng chuối xanh mà lấp loáng trong những tàu lá chuối là những búp hoa chuối đỏ tươi như ngọn lửa xua tan cái lạnh giá của mùa đông, chỉ với một từ thôi đã khiến cho cả không gian trở nên rực đỏ ấm áp hơn hẳn. Song, bằng nghệ thuật phản quang "Dao gài thắt lưng" trong cái "nắng ánh" đã tạo thành điểm sáng khiến con người trở nên nổi bật, là trung tâm của bức tranh thiên nhiên ấy, chính hình ảnh con người được đặt giữa khung cảnh rộng lớn không tạo cảm giác cô đơn, buồn tẻ mà ngược lại khiến bức tranh thêm sinh động, như thổi hồn trở nên gần gũi, thân thuộc.

    Đông qua, xuân đến mang theo bao sức sống tràn trề, thơ mộng khi lạc vào rừng mơ nở trắng cả một góc rừng, ta bắt gặp những người đan nón chuốt từng sợi giang-hình ảnh con người lao động ấy hiện lên đầy đẹp đẽ giản đơn, bình dị với sự tỉ mỉ, cần cù khéo léo. Song, chóng đến hạ, cả khu rừng đều râm ran đầy tiếng ve kêu, bằng từ "đố" Tố Hữu đã thể hiện được sự chuyển màu đồng loạt của núi rừng Tây Bắc, tất cả đều cởi bỏ tà áo xanh thay bằng chiếc áo vàng rực rỡ, nhìn khung cảnh thiên nhiên, tác giả lại nhớ đến cô thôn nữ "hái măng một mình", cô gái trẻ xinh đẹp, thướt tha lưng đeo gùi, tay bẻ măng giữa núi rừng rộng lớn đã tạo nên một bức tranh thơ mộng, tuyệt diệu vô cùng. Cuối cùng, khi về thu, với câu hỏi tu từ "Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung", người chiến sĩ lại nhớ về những người dân Việt Bắc- những con người thuỷ chung, luôn sẵn sàng hi sinh nhường cơm sẻ áo cho cán bộ, chiến sĩ, luôn hướng về cách mạng.

    Như vậy, nhờ yếu tố lãng mạn bay bổng, Tố Hữu đã tạo nên một bài thơ độc đáo mà mỗi sự vật thiên nhiên và con người được nhắc đến giống như một nốt nhạc trong khúc tình ca kháng chiến. Tất cả như tạo ra chất men, say trong tâm hồn thơ Tố Hữu. Bên cạnh khúc tình ca lãng mạn, trữ tình, "Việt Bắc" cũng là khúc hùng ca hào hùng khắc hoạ được sức mạnh của quân đội chiến sĩ và khát vọng làm chủ quê hương đất nước.

    "Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

    Quân đi điệp điệp trùng trùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan."

    Bằng cách nói quá "đêm đêm rầm rập" cùng biện pháp so sánh "như là đất rung", bước chân của các chiến sĩ trở nên mạnh mẽ, hào hùng, khí phách bước đi trên mọi nẻo đường Việt Bắc chỉ tiến không lui, hình ảnh "điệp điệp trùng trùng" từ trước chỉ gợi cảnh núi rừng trùng dương muôn dặm hiểm trở song Tố Hữu lại tài tình sử dụng hình ảnh này để nói đến hình ảnh đoàn quân đi đã tạo nên thế tấn công hùng hậu, thể hiện sức mạnh vô tậ. Song hình ảnh "ánh sao đầu súng bạn cùng nan mũ" là hình ảnh thực nhưng lại rất lãng mạn. "Ánh sao" là đại diện cho lí tưởng Đảng, lí tưởng cách mạng, "đầu súng" là tinh thần quyết tâm đánh giặc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do. Hai hình ảnh "ánh sao đầu súng" đã khẳng định được lí tưởng tốt đẹp nhất, tâm hồn dân tộc luôn hướng về cách mạng dân tộc.

    Khúc hùng ca hào hùng thể hiện được chất hiện thực, mỗi câu vang vọng khí thế hiên ngang, anh dũng cùng sức mạh phi thường của quân đội chiến sĩ cách mạng. Song, khẳng định được lí tưởng, tâm hồn của người chiến sĩ trẻ luôn hướng về cách mạng.

    Hai ý kiến trên chính là sự kết hợp hài hoà giữa trữ tình và hiện thực khắc hoạ được sự sáng tạo trong nghệ thuật và nội dung tác phẩm, thể hiện được tất cả mọi khía cạnh đẹp đẽ nhất giữa con người và khung cảnh thiên nhiên.
     
    Tiên Nhi thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...