I. Nhộm gram là gì? Nhuộm gram là một phương pháp thực nghiệm dựa trên đặc tính lí hóa của thành tế bào (Peptidolycan) để phân biệt 2 nhóm vị khuẩn gram âm và gram dương. Phương pháp này được đặt theo tên của nhà khoa học Người Đan Mạch Hans Christian Joachim Gram, ông đã phát minh ra phương pháp này vào năm 1884 và đến nay vẫn còn được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán vi sinh học. Kỹ thuật nhuộm màu vi khuẩn của ông làm cho vi khuẩn có thể dễ dàng thấy được dưới kính hiển vi, tuy nhiên ông vẫn rất khiêm tốn và trong công bố đầu tiên của mình, ông nhận xét, "Tôi công bố phương pháp này, mặc dù tôi biết rằng nó còn nhiều khiếm khuyết và chưa hoàn hảo, nhưng hy vọng rằng dưới bàn tay của các nhà khoa học khác, nó sẽ thực sự hữu dụng." Nhuộm gram giúp nhanh chóng xác định loại vi khuẩn và phát hiện những bệnh do nhiễm khuẩn để xác định hướng điều trị và tiên lượng bệnh. Trước khi tìm hiểu về quy trình của phương pháp này thì mình sẽ nói sơ lược vềthành peptidolycan của 2 nhóm vi khuẩn gram âm và gram dương. Bên trái là thành tế bào vi khuẩn gram âm, bên phải là thành tế bào gram dương 1. Vi khuẩn gram âm: - Vi khuẩn gram âm có cấu trúc 2 lớp peptidolycan: + Lớp peptidoglycan mỏng bên trong + Lớp màng ngoài (outer membrane) + Ở giữa là lớp không gian chu chất (periplasmic space) chứa nhiều enzyme (protease, nuclease) Thành peptidolycan ở tế bào vi khuẩn gram âm mỏng, không bắt màu thuốc nhuộm tím. 2. Vi khuẩn gram dương: Vi khuẩn gram dương có hệ thống mạng lưới peptidolycan vững chắc kết hợp với acid teichoic. Vi khuẩn gram dương có khoang chu chất nhỏ hơn nhiều lần so với vi khuẩn gram âm. Thành tế bào dày, bắt màu thuốc nhuộm tím. II. Quy trình nhuộm gram: 1. Chuẩn bị: -Dung dịch tím Gentian -Dung dịch Lugol -Cồn 95 độ -Dung dịch đỏ Fuchsin pha loãng 1/10 2. Quy trình nhuộm: Dàn đều mẫu vi khuẩn lên lam kính sau đó hơ trên ngọn lửa đèn cồn để cố đinh mẫu vật. - Các bước nhuộm: +Nhuộm tất cả vi khuẩn thành màu tím đen bằng dung dịch tím Gentian và để khoảng 30 giây sau đó rửa dưới vòi nước chảy nhẹ. +Tiếp theo phủ dung dịch Lugol để cố định màu, cũng để khoảng 30 giây rồi rửa dưới vòi nước. Ở bước này sẽ giúp gắn màu tím vào thành tế bào, đậm hay nhạt thì tùy theo độ dày của thành peptidolycan. +Dùng cồn 950 để khoảng 30 giây để tẩy màu rồi rửa lại bằng nước. Vi khuẩn gram dương vẫn giữ được màu tím mộng mơ còn vi khuẩn gram âm sẽ "bay màu" + Cuối cùng phủ dung dịch đỏ Fuchsin 1/10 để khoảng 30 giây rồi rửa dưới vòi nước sẽ làm các vi khuẩn đã được tẩy hết màu tím bắt lại màu đỏ, những vi khuẩn đã bị nhuộm tím đen sẽ không bị ảnh hưởng. III. Cơ chế bắt màu gram của 2 loại vi khuẩn: -Vi khuẩn được phân loại là vi khuẩn gram dương có thành peptidolycan dày giúp giữ các phức hợp tím tinh thể nên sau khi nhuộm gram sẽ bắt màu tím sẫm Gentian và không bị tẩy màu sau dùng cồn tẩy 950. - Vi khuẩn được phân loại là vi khuẩn gram âm có thành peptidoglycan mỏng hơn và có thêm lớp màng lipopolysaccharide bên ngoài không thể giữ lại phức hợp tím tinh thể-iod và sẽ bị khử màu. Những vi khuẩn này sẽ bắt màu đỏ hoặc hồng sau khi được phủ lên dung dịch Fuchsin 1/10. IV. Những sai lầm có thể gặp trong phương pháp nhuộm Gram: -Sai lầm trong phương pháp nhuộm Gram vi khuẩn Gram dương +Mẫu vi khuẩn quá già, thành peptidolycan không còn bền chặt nên mất khả năng ngăn cản sự tẩy màu của cồn 95 độ. +Dung dịch lugol không còn tốt, do đã pha quá lâu và mất đi iod. +Dùng cồn tẩy màu quá lâu làm cho vi khuẩn gram dương cũng "bay màu". - Sai lầm trong phương pháp nhuộm Gram cho vi khuẩn Gram âm + Vi khuẩn trên lam kính chưa dàn đều hoặc quá dày dẫn đến vi khuẩn không được tẩy màu toàn bộ. + Thời gian tẩy màu bằng cồn quá ngắn hoặc dung dịch cồn bị pha loãng làm cho vi màu gram không bị tẩy khỏi thành tế bào. Nguồn: Sưu tầm Đăng Ký - Việt Nam Overnight để bình luận và xem nhiều bài hay nha!