1. Không ăn sáng đều đặn. Lên đại học không có bố mẹ giám sát, thường ngủ một mạch đến khi tự thức giấc, bỏ bữa, đi học muộn. Sức khỏe là vốn liếng vô cùng quý giá, tuyệt đối đừng ỷ bản thân còn trẻ mà tùy tiện phung phí. Đừng đợi đến khi không thể lấy lại mới hối hận không kịp. 2. Không rèn luyện thể thao. Ngày ngày gọi đồ ăn bên ngoài, đến cuối tuần thì lại tụ tập bạn bè tiệc rượu, chưa gần một năm đã nổi rõ bụng bia. Nếu có thời gian, hãy tham gia đội chạy của trường. Phải tin rằng, niềm vui mà chạy bộ đem lại cho bạn vượt xa tưởng tượng. 3. Không học cách quản lí tiền bạc. Cơ bản, chúng ta lên đại học mới mắt đầu quản lí khoản tiền khổng lồ mỗi tháng. Ngày vui nhất mỗi tháng chính là ngày bố mẹ gửi tiền. Hôm đó định trước là đi ăn một bữa thịnh soạn, rồi thường chưa đến cuối tháng ví đã sạch trơn. Khi có tiền, nhất định phải để dành một chút cho những lúc bất trắc cần đến. Song song với việc giảm chi, hãy tìm cách tăng thu. Chỉ cần chịu khó, bạn có thể kiếm được tiền tiêu vặt mỗi tuần. Cái gọi là độc lập về kinh tế nhờ dựa vào tiền của gia đình, nhất định không thể giúp bạn tài giỏi hơn. 4. Không tham gia câu lạc bộ. Khi mới bước chân vào đại học, bạn nhất định sẽ thấy thu hút bởi lời vận động của đủ loại clb khác nhau. Hãy tham gia một C U LẠC BỘ BẠN THÍCH, gặp gỡ những người cùng chí hướng và làm những việc có thể giúp bạn nâng cao bất kỳ kĩ năng nào. 5. Không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Cho dù tương lai bạn dấn thân vào ngành nào, đều phải có hiểu biết cơ bản về nó. Thay vì bỏ thời gian xem một bộ phim, hãy tìm hiểu yêu cầu của những nghề nghiệp có liên quan đến chuyên ngành bạn học, xem thử bản thân còn chỗ nào thiếu sót để tìm cách bổ sung, bù đắp. 6. Không đọc nhiều sách. Trong thời gian đại học, nếu muốn thành công, hãy bắt đầu từ việc thoát ra khỏi cuộc sống kí túc xá. Đừng lười biếng ở lì trong kí túc xem đủ loại phim Mĩ, phim Hàn Quốc nữa. Hãy đến thư viện, phòng tự học để đọc những cuốn sách mà mình thích, trong đấy chắc chắn có những ngôi nhà dát vàng và những viên ngọc quý. 7. Không thi thêm vài chứng chỉ. Cũng là bốn năm đại học, có bạn đã có trong tay chứng chỉ ngoại ngữ cấp bốn cấp sáu, chứng chỉ nghiệp vụ kế toán, chứng nhận học bổng.. Còn tôi chẳng có gì ngoài một cái bụng bia. Đương nhiên không phải tất cả những chứng chỉ bạn thi đều sẽ có tác dụng. Nhưng khi bạn có thời gian và có khả năng thực hiện việc đó, hãy thi thêm vài chứng chỉ, tích lũy thêm nhiều kĩ năng sẽ không phải lo lắng gì. Có những công ty thật sự coi trọng những thứ đó. #Sinhvien
Chào bạn, phần học thêm vài chứng chỉ, mình đồng ý với bạn. Mình muốn học nhiều mà luôn bị người nhà la là làm điều phế thải. Mỗi lần học một cái gì đó mình đều luôn tự nói: Học là học để cho bản thân giàu kiến thức, không vì mục đích kiếm tiền, học khi bản thân còn có khả năng học hỏi, mình từng rất hối tiếc vì đã bỏ lỡ thời gian quan trọng nhất trong học võ. Ai cũng nói mình học nhiều ra trường cũng bỏ, có làm được gì đâu, nên nhớ: Bằng cấp chỉ là một cái giấy chứng nhận bạn có biết gì về một lĩnh vực nào đó thôi. Có ai đủ tự tin khẳng định ra trường học xong thì nhớ toàn bộ kiến thức đã học không? Và có ai đủ tự tin để chắc chắn rằng, nhỡ đâu trên một trạm dừng nào đó, cần cái chứng chỉ bạn đã học thì sao?