Review Sách Những Thiên Thần Áo Trắng - Đặng Kim Sơn

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Lee zuzu, 30 Tháng sáu 2019.

  1. Lee zuzu

    Bài viết:
    1
    Lời giới thiệu: Đ

    xin phép không nhắc lại đây tên tuổi của những thầy thuốc được vinh danh trong những thiên thần áo trắng. Không phải sợ thừa, mà chính là sợ thiếu, sợ không đủ sức nhắc hết những gì kim sơn đã viết từng cái tên riêng ấy..

    Nghề báo đã dành cho Kim Sơn gần nửa đời người một cơ duyên lớn: Được gặp gỡ, được trò chuyện, được khám phá cái thinh lặng bên trong của những con người mà nghề nghiệp buộc chặt vào chuyện sinh tử mỗi ngày của cõi nhân gian.

    Ai cũng thấy Kim Sơn người nhỏ bé, dáng mỏng manh. Có vẻ như tâm sức và tinh lực của chị được dồn cho ngòi bút. Trước hết, cho việc nhận ra, gọi ra từ cái thinh không ấy chất ngọc của hành trình phần nhiều gian khó, có khi đơn độc, để chống lại cái thói kiêu ngạo và sự cám dỗ, thái độ vô cảm và sự dốt nát: Hành trình cống hiến cho y học và chiến đấu vì y đức.. Liền theo đó là những nỗ lực không mệt mỏi để khắc chạm nên bằng ngôn từ, những phù điêu những tượng tròn- chân dung của những thầy thuốc được đo sáng từ bệnh nhân, từ đồng nghiệp, từ chuyện nghề.

    Các thầy thuốc nơi đây, có người hiện ra như những ông giáo già một đời tận tụy, có người chính là một nhà khoa học say mê và quên mình, có người sống và làm việc với tinh thần của người lính, có người chứa chất sức quyết đoán và tinh thần trách nhiệm của nhà quản lý, có người gắn bó với nhà thương như chính ngôi nhà của mình, có người như nhà đạo học, ung dung tự đại trước trước chuyện nhân sinh..

    Chữ TÂM là một chữ có mặt nhiều trong tập sách này. Thật ra, không chỉ để ca ngợi, nó còn được dùng để kỳ vọng, để gửi gắm, để nhắc nhớ, để gieo trồng.. nó đồng thời nói giúp cái hạnh phúc của người làm báo, và cũng là cái mạnh mẽ, bền bỉ, cứng cỏi của một cây bút nữ của tuổi trẻ: Cây bút Kim Sơn

    "Thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người, sống chết một tay mình nắm, phúc họa một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành động không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng? Khi chữa bệnh cho ai, chớ có mưu cầu quà cáp. Nghề thầy thuốc là nghề thanh cao, càng phải giữ khí tiết cho trong sạch.." Đó là lời răn của Hải Thượng Lãn Ông cách đây mấy trăm năm.

    Trong cuộc đời của người cầm bút viết về lĩnh vực y tế hơn 30 năm, tôi đã bắt gặp những mảng sáng -tối của người hanh nghềy đan xen nhau. Có biết bao cuộc "hội ngộ" giữ thầy thuốc - người bệnh, để rồi sau những cơn thập tử nhất sinh, hình ảnh người thầy thuốc mãi mãi như một thiên thần trong lòng người bệnh.. Những ngày rong ruổi, tôi cũng đã nhìn thấy những người nước ngoài thật nhân hậu, hết lòng cùng những số phận khốn khó - bệnh tật của người việt nam.

    Tất nhiên cũng có lúc, có người lầm vấy bẩn màu áo trắng. Nhưng với tôi có được những giây phút trải lòng mình trước những tấm gương, chân dung các giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng - đã hi sinh cả cuộc đời mình cho cái nghề mà trọng trách rất nặng nề trước sinh mạng con người- là một may mắn hiếm có.


    Quyển sách ra đời như một lời tri ân với các thầy thuốc đã cho tôi những tháng ngày sống thật hạnh phúc để viết về cái đẹp của đời.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    PHẦN 1

    Tâm Đức Người Thầy

    BS Trần Đông A:

    Không Bao Giờ Thành Công Nếu Không Liên Tục Khổ luyện!

    Ngày nhà thuốc việt nam 27/02/2011, giáo sư bác sĩ Trần Đông A, phó giám đốc Bệnh Viện Nhi Đồng II TPHCM đã vinh dự đón nhận danh hiệu thầy thuốc ưu tú. Người thầy thuốc 60 tuổi đời, 36 năm cầm dao mổ ấy đã có những thành công trong nghề nghiệp với tên tuổi vang xa trong và ngoài nước. Giờ đây khi tiếp chuyện với chúng tôi, ông khẳng định: "Không bao giờ thành công nếu không liên tục khổ luyện"! Sự khổ luyện không chỉ giúp cho ông đạt được mức độ chính xác 1-2mm, mà nhìn lại - ông vẫn khác khao cùng đội ngũ phẫu thuật viên trẻ thực hiện được ước mơ ghép tạng- trước mắt là ước mơ ghép thận cho trẻ em việt nam.

    Thời Đi Học

    Thuở nhỏ, gia đình tôi trú ngụ dưới chân cầu sắt Đa Kao- Thị Nghè. Bố mẹ tôi có tám người con, tôi là còn trai thứ tư. Năm 1956, khi vừa học song lớp 7, tôi phải thi vào làm thợ nguội ở trường thực nghiệm học đường (lúc đó gọi là trường CentreD' Apprentissage) vừa được học bổng vì đỗ đầu. Học được một năm, thầy hiệu trưởng thấy tôi học giỏi nhưng nhỏ con, không thích hợp lắm nên khuyên ba tôi cố gắng cho tôi đi học lại.

    Tôi đi học lại và đỗ tú tài toán hạng cao (hạng nhì toàn miền nam) và đứng đầu danh sách cấp học bổng Columbo đi Canada du học. Đang sửa soạn lên đường với biết bao hi vọng thì người ta phát hiện chú ruột và cả hai người chị ruột tôi điều tham gia kháng chiến và là đảng viên cộng sản nên người ta không cho tôi đi nữa.

    Trong một buổi chiều mưa tầm tã, tôi đành ngậm ngùi nhìn các bạn khác đáp máy bay du học. Trên đường từ sân bay trở về, tôi đã nhen nhúm một ý nghĩ trong đầu: Phải vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Tôi nghĩ đơn giản nếu mình theo học những ngành khoa học kỹ nghệ hay tự nghiên cứu trong nước thì phương tiện dạy và học lúc đó làm sao theo kịp được các bạn đi du học? Chỉ có cách là học y khoa - một ngành mà lúc đó có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy và chưa có chế độ cho đi du học. Thế là tôi cố gắng thi vào ngành y và may mắn được cấp học bổng ngay từ năm đầu. Tôi "dài dòng" như vậy để muốn nói với các bạn trẻ rằng: Trong một hoàn cảnh tưởng chừng như tuyệt vọng nhưng qua kinh nghiệm này, con người là quyết định tất cả.

    Một nguyên nhân sâu xa khiến tôi chọn ngành y, vì mẹ tôi quá nhiều thứ bệnh. Như bao bà mẹ Việt Nam khác, mẹ tôi văn hóa học hết lớp ba như trong lòng thương con thì vô hạn. Bà luôn nhắc nhở tôi rằng: Chỉ có học và học mới là con đường thoát khỏi sự nghèo hèn. Bà không hề hà vất vả, nhọc nhằn, đi năn nỉ vay mượn từ chỗ này đến chỗ khác để cho anh em tôi được đi học. Đến khi tôi thi tú tài thì mẹ kiệt sức và mang đủ thứ bệnh trong người: Suyễn cao huyết áp và lao. Gia đình quá nghèo nên đâu có tiền đi khám bác sĩ tư, chỉ có cách đến nhà thương thí. Mỗi chiều khi đi học về, tôi dắt mẹ đến xếp hàng để chờ lượt khám bệnh. Sau khi vượt qua cả hàng rào người để mẹ vào gặp được bác sĩ - xem như những vị "cứu tinh" - thì chỉ thấy những gương mặt lạnh lùng, rất hà tiện lời nói, chỉ cho mấy viên thuốc rồi đi về. Lúc ấy tôi nghĩ nếu mình là bác sĩ, chắc chắn sẽ không như những vị bác sĩ này và trước nhất là để chữa bệnh cho mẹ song, điều tôi ân hận suốt đời là không giữ được mẹ sống đến ngày hôm nay. Khi tôi trở thành bác sĩ thì mẹ đã qua đời. Tôi chỉ kịp trả nợ cho gia đình chứ chưa làm được gì để báo đáp mẹ.

    Cân Bằng Nhịp Độ Công Việc

    +Được biết một ngày bác sĩ làm việc từ 3 giờ sáng rồi đứng mổ, giảng dạy, công tác quản lý. Ngày chủ nhật có khi bác sĩ phải mổ từ 8 giờ sáng, đến 13-14 giờ mới có thể rời phòng mổ. Chưa kể có thêm một, hai ca bệnh nặng lại túc trực bên bệnh nhân. Làm thế nào bác sĩ có thể giữ được nhịp độ công việc bền bỉ như vậy?

    - Từ 3-5 giờ sáng tôi nghiên cứu khoa học trong phòng làm việc. Sau đó tôi đến sân thể thao nhà văn hóa lao động chơi quần vợt. Từ 7-8 giờ, tôi tham gia giao ban các khoa phòng rồi đi mổ, trung bình hai ca một ngày.. Buổi trưa nghỉ tại bệnh viện. Buổi chiều tôi họp về quản lý bệnh viện, đi thăm những ca nặng, thăm khoa cấp cứu hoặc đi dạy. Ngoài giờ, tôi giải quyết nốt những việc còn lại trong ngày và thường về nhà ăn cơm lúc 20 giờ. Tôi chơi quần vợt mỗi sáng đều đặn, nghiêm túc, không phải để thi đấu mà nhằm giữ được sức bền trong công việc và chính xác trong phẫu thuật. Đăc biệt, quần vợt là môn thể thao cá nhân, nếu tập trung chơi cao bao nhiêu thì phản xạ tăng tiến bấy nhiêu, duy trì khả năng phản xạ nhanh, máu lưu thông điều hòa khắp cơ thể giúp các cơ quan lâu bị thoái hóa.. Ngoài ra còn giúp quên đi những mối bận tâm hoặc mệt mỏi do thường xuyên căng thẳng bởi những bệnh nặng.

    + Trẻ con cơ thể không chỉ non nớt, chưa đủ sức chịu đựng như người lớn mà còn chưa thể nhận biết đâu là sự lạnh lùng của một thầy thuốc như ông từng gặp khi dẫn mẹ vào nhà thương thí. Theo ông, làm thế nào để một bác sĩ nhi khoa thật sự là một thầy thuốc của con trẻ?

    - Một người lớn có thể điều trị một cách an toàn như một đứa trẻ, nhưng nếu làm điều ngược lại thì đó là một thảm họa. Trẻ em có ngày sẽ là người lớn nhưng không bao giờ xem trẻ em là "người lớn thu nhỏ" trong phẫu thuật nhi, càng phải rèn luyện sự khéo léo. Bởi các mô của trẻ em rất dễ bị rách và đưa tới những hậu quả khó lường. Cho nên có những phẫu thuật viên mổ cho người lớn tốt nhưng mổ cho trẻ em thì gặp biến chứng hay thất bại. Trẻ em cũng không phải một cá nhân riêng lẻ mà phụ thuộc vào rất nhiều gia đình, nhất là cha mẹ. Vì vậy muốn điều trị thành công cho một cháu bé, trước hết phải thuyết phục được cha mẹ cháu, kế đến là thuyết phục được cháu, sau cùng mới điều trị. Muốn làm được như vậy phải kiên nhẫn và mất nhiều thời gian cho mỗi người bệnh. Người có lòng yêu thích trẻ sâu sắc, chân tình mới làm được. Tôi luôn tâm niệm cứu một cháu bé đang bệnh thập tử nhất sinh là cứu được cả cuộc đời dài 60-70 năm hoặc hơn nữa với đầy đủ ý nghĩa của nó.

    Ông là một phẫu thuật viên có nhiều thành công, đặc biệt là trưởng kíp kiêm phẫu thuật viên chính trong ca mổ tách rời cặp song sinh dính liền Việt -Đức với thành công vang dội vào tháng 10-1988. Ca mổ đã được ghi vào sách kỷ lục guinness 1991, bản thân bác sĩ được mời đi báo cáo nhiều lần tại Nhật, Pháp, hội nghị quốc tế về ngoại nhi được tổ chức tại Hungary. Ấn tượng nào làm ông khó quên nhất?

    - Chuyện tôi khó quên nhất là một chuyện buồn. Cách đây khoảng tám năm, có một ca tái tạo lồng ngực và trung nhất cho em bé vài tháng tuổi. Tôi đã mổ xong, kết quả khả quan nhưng đang cho thở máy thì cúp điện. Lúc ấy bệnh viện chưa có máy phát điện tự túc, phải vội vàng đưa bé đến một đầu khác của bệnh viện không bị cúp điện. Quãng đường khá xa nên đến nơi em bé đã chết. Trong những năm khó khăn ấy, sự cố cúp điện khi đang mổ không chỉ xảy ra trong một lần và đó là nỗi ám ảnh triền miên của chúng tôi!

    +Là người có trên 50 năm công trình nghiên cứu khoa học được báo cáo trong, ngoài nước và 36 năm cầm dao mổ, ông còn những dự tính gì cho chặng đường trước mặt?

    - Tôi luôn gối đầu giường những quyển sách viết về cuộc đời của những nhà phẫu thuật tên tuổi, trong đó có những nhà phẫu thuật 50 năm cầm dao mổ như giáo sư Christiaan Barnard, giáo sư Michael Delsakeef - viện trưởng đại học texas - nơi tôi theo học1972 (lúc đó ông đã trên 60 tuổi). Thật ngạc nhiên khi xem trên truyền hình việt nam lại thấy ông vẫn chỉ đạo mổ bắc cầu cho tổng thống Enxin. Tôi còn nhớ lúc đó giáo sư Michael Delsakeef đưa ra bài học: Muốn chữa tim mạch thì bản thân mình phải chạy bộ.. Vậy là mỗi buổi sáng ông đi khám bệnh với một nhóm bác sĩ đi theo thì cả năm tầng lầu, thang máy đều phải ngừng hết. Lúc đó cũng có người tức tối trước sự độc tài, vì ông bắt tất cả mọi người phải đi bộ theo ông. Nhưng rõ ràng đó là một chân lý. Bản thân ông rất gương mẫu nên dù ở tuổi 90, ông vẫn còn sức chỉ đạo mổ.

    Đối với cuộc đời phẫu thuật viên, điều tôi thấm thía nhất là không bao giờ có được sự thành công nếu không liên tục khổ luyện. Nếu khi nào thấy không đáp ứng được nữa thì nên nghỉ, vì tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng bệnh nhân. Hơn nữa, sinh mạng nghề nghiệp của chính mình cũng không được bảo đảm.

    (Gs. Bs Trần Đông A là một trong 22 giáo sư đã được tổng thống pháp phong giáo sư các đại học y khoa pháp vào năm 1994, bao gồm các quốc tịch Mỹ, Úc, Ý, Tây Ban Nha.. Giải thưởng "phụng sự nhân loại" (prix de servir) được hội nghị Rotary quốc tế trao vào năm 1994 do thành tích phục vụ trẻ em bị dị tật bẩm sinh, được phong viện sĩ viện hàn lâm khoa học New York, Mỹ (1994) và là thành viên quốc tế của hiệp hội các nhà khoa học cao cấp Mỹ (1995)

    Tháng 8-2000, ông được thủ tướng tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác chăm lo cho đồng bào nghèo 1994-1998, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    ALAIN CARPENTIER

    Trái Tim Pháp Mang Nhịp Đập Việt Nam


    một thầy thuốc, nhà giáo người pháp đã đến với việt nam bằng tất cả trái tim mình để góp phần cứu sống hàng chục ngàn người bệnh tim. Ông chân thành bộc bạch: "Tôi yêu việt nam bởi vì hai nước việt-pháp có mối liên quan về lịch sử. Tôi đếnviệt nam để làm sống lại những quan hệ tốt đẹp, vì những trẻ em nghèo bị bệnh tim. Đơn giản vị thôi".

    Có thể nói viện tim ra đời bắt nguồn từ chuyến đi thăm tphcm của vị giáo sư này, một bé 12 tuổi chết trên giường bệnh vì tim ngay trước mắt ông.

    Cuối năm 1991, chúng tôi gặp giáo sư tại viện tim tphcm, đang chuẩn bị những khâu cuối cùng để viện tim đi vào hoạt động. Ông tâm sự "ca mô đầutiên ở việt nam làm tôi lo lắng rất nhiều mặt dù tất cả điều sẳn sàng, chu đáo. Tôi thấy lo vì bao nhiêu người hi vọng, tin tưởng vào tôi..", đólàgiai đoạn mà ông chỉ hi vọng eekip thầy thuốc trẻ việt nam được đào tạo mổ tim tại pháp có thể thực hiện được hai mổ tim kín/ ngày, sau hai tháng sẽ mổ hai ca mổ tim kín và một ca mổ tim hở / ngày, sau một nam sẽ mổ bốn trường hơp/ ngày.

    Tháng 9/1994, gặp lại ông tại viện tim tphcm nhân hội nghị quốc té về phẩu thuật sửa van tim, ông vui mừng với những thành công trong phẫu thuật của ekip mổ tim trẻ. Điều quan trọng hơn nữa được ông khẳng định đólà thành công của một mô hình đầu tiên trên thế giới đưa kỹ thuật cao phục vụ bệnh nhân nghèo ở một nước kinh tế còn khó khăn. Ông nói: ' ngay những ngày đầu khi dự định thành lập một viện tim ở việt nam để điều trị bệnh tim cho trẻ em - nơi đó người giàu cũng như người nghèo điều phải được mổ như nhau - nhiều người bảo tôi điên, vì rất tốn kém.

    Nhưng tôi đã tìm cách chứng minh là sẽ thực hiện được. Có ba bí mật. Một là, chúng tôi tìm mọi cách để giảm tối đa chi phí trên mỗi ca mổ. Trong một cuộc phẫu thuật bình thường ở viện tim florida, hoa kỳ, người ta sử dụng 10 sợi chỉ khâu thì viện tim tphcm chỉ dùng 1 sợi. Các phẫu thuật viên việt nam có đôibàn tay khéo léo tuyệt vời đã rất thành thạo trong việc này. Thứ hai, chúng tôi cố gắng chứng minh rằng chi phí bỏ ra để mổ cho một đứa bé tưởng như lớn nhưng thật ra rất ít tốn kém hơn chi phí điều trị nội khoa và trẻ cứ phải sống nhờ vào gia đình, xã hội. Vì một trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường không làm được việc gì cứ phải đến bệnh viện để chữa trị và sống tối đa khoảng 25-30 tuổi. Mỗ trẻ đượcmổ khoảng 1000 usd nhưng sẽ lành bệnh hoàn toàn và có ích cho gia đình, xã hội. Thứ 3 là sự tách biệt rỏ rệt giữ hai nhiệm vụ tự cân đối thu chi của viện timtphcm và việc trợ giúp bệnh nhân nghèo của hiệp hội alain carpentier. Đây cũng là hình thức độc nhất trên thế giới vì ở các nước, một tổ chức hay một hiệp hội từ thiện nào đó muốn giúp một bệnh viện thì họ giúp chung, còn hiệp hội alain carpentier không hỗ trợ giúp viện tim tphcm (trừ việc mua sắm trang thiết bị) mà trợ giúp từng bệnh nhân nghèo.. "

    Vậy đó, người thầy thuốc pháp này không chỉ hỗ trợ từ khâu đào tạo đến ekip mổ tim, chuyển giao trọn vẹn các kỹ thuật phẫu thuật tim hiện đại của pháp cho thầy thuốc việt nam. Không chỉ nặng nợ với trẻ em nghèo việt nam bị bệnh tật chưa được mổ tim, mà còn khao khát đưa viện tim tphcm vươn đến các kỹ thuật cao hiện đại trong phẩu thuật điềutrị bệnhđộng mạch vành.

    Tháng 9-2000khi sang họp hội đồng giám sát viện tim tphcm, ông lại đẩythêm một bước: Không chỉ tiếp tục hỗ trợ đào tạo bác sĩ về chụp, nong, phẩu thuậtđộng mạch vành mà ông còn giúp trang bị hệ thống chụp mạch vành, khoảng 1 triệu usd.

    Hội nghị khoa học các kỹ thuật sửa chữa van tim châu á diễn ra vào các ngày 20.21, 22-2-2003 tại viện tim tphcm. Ông la cha đẻ của kỹ thuật này và cho áp dụng nó tại viện tim tphcm từ những ngày đầu. Lợi ích cho người bệnh như thế nào? Giáo sư cho biết:" kỹ thuật sử van hai lá được tôi nghiên cứu từ nawm1970-1980. Lúc đầu chỉ sửa vancho 2-5% bệnh nhân. Còn 95% vẫn thay van. Tỉ lệ bệnh nhân được sửa van cứ nâng dần cho đến khi kỹ thuật này thật hoàn chỉnh, số bệnh nhân sửa van đạt 95%, chỉ còn 5% bắt buộc phải thay vanvif không thể sủa được nữa, kỹ thuật sữa van này có lợi rất lớn cho người bệnh: Không phải tốn kém chi phí cho thay van, không phải sử dụng thuốc kháng đông suốt đời. Sửa để giữ lại phần cơ thể của mình tốt hơn là cắt bỏ để lắp cái khác vào

    Không chỉ ở Việt Nam, giáo sư còn tạo dựng rất nhiều trung tâm khác nhau về tim tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Những trung tâ tại Peru, Algenria, Mirocco, Tunisia, và trong tương lai sẽ có các chương trình đến với châu phi.. Nhưng tại các trung tâm trên mổ tối đa 500ca /năm. Trong khivieenj tim việt nam đã mổ tim lên đến 1.100 ca / năm. Ừ nhóm bác sỉ được đào tạo tại pháp về, Viện Tim TPHCM trở thành một trung tâm đào tạo tại Việt Nam cho các bác sĩ trẻ để hinh thành các trung tâm mỗ ở Huế, Hà Nội.. Về sự thành công của ekip bác sĩ trẻ Việt Nam được đào tạo tại pháp, theo giáo sư là nhờ chọn người rất kỹ khi đưa đi đào tạo. Đólà những người trẻ, năng động, thông minh có thể hấp thụ tối đa kỹ thuật, nhất là phải giỏi tiếng Pháp. Hiện có một chương trình đào tạo, trao đổi kỹ thuật Pháp Việt Nam, năm nào cũng có hai, ba bác sĩ sang Pháp học chuyên sâu để bổ sung.

    Số trẻ em nghèo Việt Nam cần được mổ tim hiện còn rất lớn nên sự giúp đỡ của giáo sư không đừng lại. Giáo sư cho biết: "Khi thành lập Viện Tim TPHCM, tôi có họp với bác sĩ Dương Quang Trung và thống nhất mổ ba ca /ngày, thì tôi sẽ cố gắng giúp một ca Những kỹ thuật mổ càng ngày tiếng bộ và đạt sáu ca / ngày, vậy laf pphair giúp đở hai ca/ ngày. Tính ra trong mười năm, tôi phải nhân đôi con số trợ giúp lên quả tình.. hơi khó. Vì thế tôi mở thêm phòng khám đa khoa quốc tế tạiViện Tim TPHCM và trên đường Hàn Thuyên Quận 1, để chữa trị cho người nước ngoài, tạo nguồn thu giúp đở cho bệnh nhân nghèo".

    Ai cũng biết tại TPHCM có rất nhiều trung tâm, phòng khám quốc tế nhưng nguồn lợi đưa về nhà đầu tư. Riêng phòng khám đa khoa quốc tế của Viện Tim TPHCM được thành lập bởi hiệp hội Alain carpentier, hoạt động dưới sự điều hành của hội đồng giams sát Viện Tim TPHCM. Tất cả nguồn thu từ phòng khám này đề dành giúp bệnh nhân nghèo mổ tim. Có lẽ trên thế giới chưa có một chương trình nào như vậy.

    Ngày 21-2-2003, tại Viện Tim TPHCM, giáo sư Alain carpentier- 69 tuổi, giáo sư đại học Paris, viện sĩ viện hàn lâm Phẩu thuật Pháp, chủ nhiệm khoa khẩu thuật tim mạch Bệnh Viện Broussais, hiện công tác tại Bệnh Viện châu Âu GeorgesPompidou (Paris, Pháp), một trong những thành viên sáng lập Viện Tim TP. HCM- đã được trao huân chương Hữu nghị do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng vì có nhiều đóng góp tích cực việc giúp Việt Nam phát triển ngành tim mạch, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Cộng hòa Pháp.

    "Tôi đã làm việc nhiều nơi trên thế giới với vô số dự án, có rất nhiều đứa con tinh thần" - giáo sư nói- "Những Viện Tim TP. HCM được coi như đứa con tinh thần mà tôi thương nhất".

    BS Phạm Thị Nguyệt Ánh:

    Cô gái ở đội phẫu thuật tiền phương ngày ấy..

    Ở một đảng bộ có 211 đảng viên, có nuieeuf vị giáo sư, bác sĩ, tiến sĩ.. quả không sễ gì thuyết phục mọi người, nhưng tôi hiểu chính cái tôi trong sáng và sự chân thành của bác sĩ Phạm Thị Nguyệt Ánh - Phó Giám Đốc Bệnh viện Chợ Rẩy - đã giúp chị được tính nhiệm làm bí thư đảng bộ suốt ba nhiệm kỳ, từ năm 1998 đếnnay..

    Trong Lữa Đỏ

    S inh ra tại vùng quê trái vú sữa Lò Rèn nỗi tiếng (châu thành tiền giang) 14 tuổi Nguyệt Ánh rời ghế nhà trường theo cha vào chiến khu. Cha đưa qua quân y, chú Mười Năng (bác sĩ Trần Năng ở Đoàn 180 quân y) "chê" : "Còn nhỏ quá về đi, chờ lớn chút nữa hảy vô đây học". Cuối năm 1964 cha lại dẫn đigặp chú Bảy Thủ (bac sĩ nguyễn Văn Thủ, lúc đó là trưởng ban dân y miền nam.

    Chú bảy giao làm đủ thứ việc. Một thời gian sau thấy được, chú mới cho chị đi học y tá. Hoc một năm, chị được đưa về Bệnh viện B24 (thuộc ban dân y R ở miền đông nam bộ) sau sang bệnh viện B9.. Chiến dịch mậu thân năm 1968 nổ ra, chị có mặt trong đội phẫu thuật tiền phương gồm tám người. Từ đó đời chị gắn mãi ới ngành y.. Đã gần 40 năm nhưng mỗi lần nhắc đến đồng đội chị vẫn không cầm được nước mắt. Tất cả như đội ngột quay về, như hiên hiện trước mặt tiếng cười, giọng nói, những kỹ niệm nhói lòng. Có những cái chết đau xót cứ theo mãi trên đường đời của chị.

    Đó là anh Lâm "mình cũng chưa biếtđầy đủ họ tên đầy đủ của anh ấy, chỉ biết là một bác sĩ tai mũi họng người Hà nội còn rất trẻ, khoảng dưới 30 tuổi, tình nguyện vô nam rồi tham giam gia chiến dịch Mậu Thân. Một buổi chiều cả đội phẫu thuật đang ở trong lùm chăm sóc thương binh thì bị máy bay bắn dữ dội. Anh Lâm vừa bước xuống thì bị máy bay bắn trúng. Anh chết. Không đưa đi đâu được, không còn cách nào khác, chúng tôi đành chờ đêm xuống chôn anh ngay tại hầm." Dố là y Tá Nguyễn Tải Hưng. Anh Hưng lớn hơn chị bốn tuổi, cũng được cha đưa vô chiến khu. Anh thương chị. Má anh từ Sài Gòn vô thăm cho hai chiếc nhẫn, anh đưa chị một chiếc, chị không nhận. Chị khóc: "Vì chiến tranh biết có còn gặp lại.." Thời gian ngắn sau đó, cũng năm 1968, trong một chuyến công tác anh Hưng bị tập kích bắn trúng tim. Lúc ấy anh mới 22 tuổi.

    Dưới đám dừa nước trong chiến trường Mậu Thân, chị được kết nạp Đảng đúng năm 18 tuổi và trở thành đảngviện chính thức 17-9-1969.

    VÀ BÂY GIỜ NGƯỜI BÍ THƯ ĐẢNGBỘ

    Với thời gian công tác quản lý bệnh viện 23 năm liên tục, chị đã góp phần không nhỏ trong việc đưa Chợ Rảy trở thành đơn vị được nhà nước phong tặng Anh hùng trong thời kỳ đổi mới (2000) mà cũng từ đề xuất của chị mà một chính sách xã hội cho người nghèo, người có công với nưới mà gặp khó khăn trong thời gian điều trị tại bệnh viện đã được thực hiện với số tiền miễn giảm viện phí làm nhiều người kinh ngạc: Trung bình 15 tỷ đồng/ năm.

    Chị tâm sự: "Đốivới người nghèo thì quy định nhà nước đã rõ. Nhưng thục tế có những bệnh nhân lâu ngày hết sạch tiền còn đâu mà đóng cho bệnh viện!

    Vì thế bệnh viện đưa ra hai phương án: Cho ký nợ hoặc người tan nghèo quá thì cho miễn..".

    Khác với nhiều bệnh viện đến nay vẫn còn cảnh bac sĩ kê toa bắt người bệnh đang nằm phải chạy đi mau thuốc, kể cả trong cấp cứu, ở bệnh viện Chợ Rẩy từ namw1995 đến nay đã cung cấp 100% thuốc cho bệnh nhân nội trú. Đó là quyết tâm của chị và đảng bộ, không để người bệnh nhất là bệnh nhân nghèo, phải chạy vạy mua thuốc từng ngày theo đơn.

    Mấy lần dự hội nghị về bảo hiểm y tế, tôi đều thấy chị lên diễn đàn thẳng thắn góp ý về những bất hợp lý của bảo hiểm y tế cứ tồn tại triền miên, làm thiệt thòi quyền lợi người bệnh. Tại bệnh viện, chị nắm bắt hoàn cảnh bệnh nhân và can thiệp trực tiếp với bảo hiểm y tế để giải quyết những ngoại lệ.

    Chị cũng để lại nhiều dấu ấn trong chuyển giao kỹ thuật cho y tế cơ sở. Nhiều cơ sở được hỗ trợ đã phát triển rất tốt như Bình Phước, kiên Giang, Khánh Hòa..

    Chị tâm sự hỗ trợ trực tuyến trước giải quyết được chuyên môn khoa học thì bệnh nhân đỡ dồn về Chợ Rẩy và hộ cũng đỡ vất vã, tốn kém hơn. Nhiệm vụ của chị là làm cho các bác sĩ thông suốt, sẵn sàng đi bệnh viện tuyến trước bất cứ lúc nào, với tư thế như người lính ra trận.

    Tôi hỏi: "Khi phát hiện đảngviên sai trái, chị có đấu tranh?" Có chứ "- chị đáp. Theo chị:" Người trí thức rất sĩ diện, mặt cảm khi mắc sai lầm, trước hết mình phải nhắc nhở họ để họ sửa. Với tiêu cực trong bệnh viện thì mình đấu tranh không khoan nhượng ". Có lần nghe người quen phản ảnh có một đảng viên ở phòng tổ chức ăn tiền của người khám sức khỏe xuất cảnh, đòi 500.000 đồng rồi hẹn hò đi nhậu. Chị kêu lên, anh không nhận, Yêu cầu phải làm kiểm điểm đến lần thứ tư mới nhận.

    Đến bây giờ chị vẫn giữ một thói quen: Cùng đồng đội, bạn bè đi tìm mồ mả anh em, tìm nhà đồng đội nghèo có hoàn cảnh khó khăn rồi vận động góp sức chia sẽ. Chị tâm sự: Vẫn còn vài chục đồng chí đồng đội mình có hoàn cảnh quá nghèo khổ. Anh em nào có điều kiện thì cứ gom góp lại, giúp được ai thì mừng"

    Mới đây khi ghé thăm người bạn ở Vĩnh Long, thấy vợ chồng bạn nghèo quá 6-7 đứa con nheo nhóc, chị rủ anh Khánh (Giám Đốc Bệnh Viện Nhân Dân 115) xin quỷ từ thiện được 5 triệu đồng, bạn bè mỗi người góp 200.000 đồng, tổng cộng 15 triệu, xây được cho bạn căn nhà tình nghĩa.

    BS LÂM NGỌC ẤN:

    NẾU TRỞ LẠI TUỔI THANH XUÂN, TÔI VẪN CHỌN NGÀNH RĂNG HÀM MẶT
     
    LieuDuongSunflower_lee thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười 2019
Trả lời qua Facebook
Đang tải...